MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Nắm rõ việc quan hệ tính giao giữa nam và nữ, mang bản chất người nhân văn và nhân đạo, là cách sống của con người, trước tiên là sanh con đẻ cái để nối dòng, sau đó là cung cấp lao động sản xuất để nuôi sống người, sáng tạo ra văn hóa và sau cùng để thỏa mản nhu cầu tâm sinh lý.
YÊU CẦU:
- Trước hết, phải liệt kê thành một danh sách trong một họ cụ thể đã thực hiện việc cưới gả là là bao nhiêu cuộc tù xa xưa cho đến nay.
- Tiếp theo phải nghiên cứu cái chuẩn trong lựa chọn, thách cưới của hai họ trai (cưới) và gái (gả) các thời kỳ cho đến ngày nay. Phân tích, nắm lịch sử biến đổi sâu sắc về hình thức, tính chất, sắc thái của nó trong quan hệ kinh tế và chế độ xã hội, được xã hội thừa nhận kể cả hôn nhân và tình yêu.
- Làm rõ tính ưu việc xây dựng gia đình mới ở nước ta; hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và bảo đảm quyền tự do kết hôn và ly hôn.
NỘI DUNG:
- Liệt kê danh sách: Qua phả hệ chi họ A, ta liệt kê từ đời 1 cho đến đời cuối đã cưới và đã gả bao nhiêu người và với bao nhiêu họ. Đây là cơ sở bước đầu để sau đó ta phân tích những vấn đề tiếp sau. Nếu chọn đúng “tông giống”, cái tốt đẹp của dòng họ mình được nâng lên. Ngược lại là một điều mất mát. Cha mẹ phải định hướng đúng hôn nhân cho con là trách nhiệm của mình, tránh tình trạng thả nổi, buông xuôi hoặc nghiêm khắc quá đáng.
- Ta quan tâm phân tích đúng sai các nội dung: “Cưới vợ chọn tông, gả chồng chọn giống”, “Gả chồng gần không gả chồng xa” là quan niệm lỗi thời. Và những yêu cầu thách cưới xưa cũ, có hại. Ngày nay với các tiêu chí: “Đồng chí - đồng tài - đồng sức”, “Đẹp trai - nhà giàu - học giỏi”… và việc “buông lỏng” trong việc dựng vợ gả chồng trong các gia đình chúng ta hiện nay.
- Ta cố gắng, cùng với dòng họ và ngành văn hóa, xác định một chuẩn định hướng thích hợp, đúng đắn nhất, ai cũng theo được, cho việc cưới gả. Đây là việc khó song ai cũng phải làm. Ta cổ vũ, đồng cảm sự suy nghĩ tính toán việc tạo dựng gia đình, nuôi dạy con cái, trách nhiệm xã hội của đôi vợ chồng; thể lực, sức khỏe phải đầy đủ; nghề nghiệp, sự học cũng phải tương đương có thể là “chuẩn” đúng đắn chưa?.
- Trong khi chấp bút, ta thêm một phần mới ở phần phả ký, nhận xét việc cưới gả nầy là phù họp, đúng đắn: hôn nhân phải tự nguyện, tiến bộ trong đó phải được gia đình, dòng họ và xã hội đồng ý, tức không thể không có một sự định hướng… hoặc định hướng sai.
BIÊN PHÁP:
Các chuên viên tiếp tục nghiên cứu vấn đề sâu sát và vận dụng sự hiểu biết có cơ sở nêu trên vào phả ký.
Có thể viết cho ngoại phả bài “Hôn nhân với họ A là tốt đẹp”.
|