- Những người đang sống trong một dòng họ đều ghi nhận lại về dòng họ những sự kiện mà ta gọi là ký ức và từ đó họ truyền khẩu qua bao đời. Ghi nhận và nhớ lại là khả năng của trí não. Họ không đặt điều, không vô cớ nói ra điều đó. Hơn nữa, trong họ lại có hai ba người cùng nói ra điều đó, tức là nó đã có thật. Thí dụ: gia phả Phạm Khắc ở Bến Tre họ thuật lại: “Ông tổ từ ngoài Trung vào Bến Tre bằng ghe bầu và quàng trên vai một đôi quang gánh”. Từ Quảng Nam, Quảng Ngãi vào Bến Tre bằng ghe bầu là phương tiện thường dùng của dân thời đó. Còn đôi quang gánh để mô tả cái gia tài lúc đó chỉ có vậy, tức nghèo khổ. Thí dụ gia phả họ Võ ở Bàu Trâu - Tân Mỹ ghi “Sống Lê chết Võ”, tức khi người còn sống thì lấy họ Lê, như Lê Minh Xuân, khi chết thì ghi ở mộ bia là Võ Văn Sia. Ta phải tôn trọng, ghi chép ký ức nầy và từ đó có những lý giải hợp lý.
- Tại các mồ mả, thường có mộ bia, ghi tên, năm sanh, năm mất, người lập bia. Trong nhà thờ thường có bài vị nội dung như mộ bia.
- Các giấy tờ gồm các loại nội dung cổ: di chúc, hôn thơ hôn thú. Các giấy tờ mới: giấy báo tử, giấy phong tặng danh hiệu, các loại thơ gởi.
- Địa bạ, Đinh bạ triều Nguyễn nói rõ năm 1836, Trương Đăng Uyển từ Huế vào lập địa bạ và phân canh cho ai.
- Còn trong sổ bộ đời (hôn thú, khai sanh, khai tử) ghi rõ tên họ, năm sanh.
- Gia phả cổ của dòng họ có được là điều rất quí giá, trong đó ghi rõ những vị tiên tổ, tổ quán, kỷ sự thời xưa.
- Các sách sử về cuộc Nam tiến, địa chí, Lịch triều đăng khoa lục, tiểu sử nhân vật lịch sử…có khi ghi những sự việc cần cho gia phả.
CÁC BIỆN PHÁP:
Tổ chức thảo luận Trung tâm.
Trang bị cá nhân các sách sử liên quan.
Áp dụng ngay khi thực hiện gia phả.
Võ Ngọc An 6 . 10 . 09
|