Kết quả 3 năm nghiên cứu và thực hành gia phả của Viện Lịch sử dòng họ
13/08/2022 11:29:53Chúng ta đã thành lập 7 Trung tâm chuyên ngành cho sự nghiệp nghiên cứu và thực hành gia phả học. Đó là quyết định đúng đắn, cần tiếp tục triển khai, nhất là những chỗ chưa làm được, nay không có gì thay đổi.
Ông Võ Ngọc An trong một buổi tổng kết của Viện Lịch sử dòng họ
Các Trung tâm với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rộng mở và đã đi vào hoạt động, có mặt được, mặt chưa được với các lý do cụ thể.
Các Trung tâm thuộc Viện LSDH là:
- Trung tâm Nghiên cứu gia phả và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Trung tâm Đào tạo về gia phả học và Hán - Nôm.
- Trung tâm Thực hành gia phả.
- Trung tâm Kinh tế - dịch vụ - tư vấn về gia phả.
- Trung tâm Truyền thông - xuất bản và ấn hành tạp chí Lịch sử Dòng họ.
- Trung tâm Gia phả xã hội - ứng dụng công nghệ tin học.
- Và Trung tâm Liên kết dòng họ.
Các Trung tâm có quyền xây dựng, phát triển tổ chức và huy động tài chính theo quy định mà điều lệ Viện đã ghi.
Bàn tổng kết này là kết quả các hoạt động có mục tiêu, kế thừa từ chuỗi hoạt động của 24 năm ngành gia phả, từ sự góp sức, tác động của các vị HĐ Viện, Ban lãnh đạo Viện (gồm các Viện trưởng, Viện phó), những nhà khoa học có liên quan và tất cả những người có quan tâm đóng góp công sức của mình.
Thành quả nghiên cứu và thực hành: Định nghĩa gia phả học. Nội dung hoạt động của gia phả học là phong phú, đa dạng, mới mẻ. Cách hoạt động chuyên ngành của một Viện khoa học tư nhân, có nêu con số, sự kiện và kết quả.
THÀNH QUẢ NGHIÊN CỨU GIA PHẢ HỌC
Đã tiến hành tập trung, huy động nhiều người đóng góp, thực hiện các hình thức hội thảo, hội nghị chuyên đề lớn nhỏ, tổ chức tọa đàm tập trung và từng cuộc; đã tự nghiên cứu và viết thành bài chuyên luận và bài lẻ để đăng vào trang web, vào tạp chí của xã hội và của Viện.
Đã định nghĩa gia phả học là gì? Chúng ta đã nêu: “Gia phả học là môn học chuyên nghiên cứu về sự truyền nói giống”. Đã báo cáo tại hội nghị Thông báo về gia phả học, năm 2015, để sẵn sàng tiếp nhận sự phản biện chân thành từ các phía. Có vài đóng góp song chưa khẳng định: có bài: “Định nghĩa Gia phả học của một số nước: Thử đề xuất định nghĩa cho VN” của Lê Bá Quang.
Đóng góp nhiều quan điểm, lý luận, nhiều vấn đề cụ thể và mới cho gia phả học: Trong bài viết của phần thứ nhất: “Bài giảng về gia phả học”, do ông Võ Ngọc An biên soạn, để giải thích về nội dung các bài giảng cho các lớp đại học về gia phả học, trong đó tiếp tục nêu: Gia phả học khác với các môn khoa khoa học khác ở chỗ nào? Đối tượng của gia phả học, mục đích, nhiệm vụ của gia phả học và các quan điểm và phương pháp cơ bản nghiên cứu gia phả học. Cả những vấn đề: Hệ thống lý luận gia phả học; một khoa học triết học về gia phả học; gia phả học với quan điểm lịch sử học, văn hóa học, đạo đức học, xã hội học và nhân văn học và cuối cùng của phần này là ý nghĩa của việc nghiên cứu gia phả học, là những vấn đề mở đầu quan trọng.
“Hội nghị Thông báo về gia phả học” (ngày 29/8/2015). Đây là mở đầu của việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn có chiều sâu đầu tiên của Viện. Tại đây, ngoài việc thông báo tương đối có hệ thống, đầy đủ và lần đầu tiên về gia phả học, hội nghị cung cấp các tư liệu nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nhân học dòng họ và những thông tin hoạt động của Viện Lịch sử Dòng họ. Tại hội nghị này, các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà am hiểu về dòng họ ở Bắc, Trung, Nam đã nhiệt liệt tham dự, đóng góp nhiều ý kiện quý giá, thể hiện đây là vốn sống của mỗi người, vì người nào cũng được sinh ra từ một chi họ, dòng họ. nên những bài đóng góp là có cơ sở, chí tình, sôi nổi.
Hội thảo: “Văn hóa Gia đình, Dòng họ và Gia phả VN” với Đại học Quốc gia TP.HCM - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2015). Đây là sự việc tiếp nối có ý đồ “công khai hóa, bình thường hóa” vấn đề gia phả học cho những nhà khoa học, cán bộ giảng dạy ở một trường đại học. Những học giả nổi tiếng từ lâu đã quan tâm và có những công trình nghiên cứu sâu sắc về văn hóa gia đình, dòng họ và gia phả học tới dự: GS Nguyễn Đình Chú, GS Phan Văn Các, GS TS Ngô Văn Lệ, GS TS Mạc Đường… Những bài viết về văn hóa gia đình, dòng họ gắn với văn hóa vùng, nhất là vùng Nam bộ. Bài: “Gia phả bổ sung làm chính xác lịch sử” của Đinh Công Vĩ, có 13 điểm có thể bổ sung tốt cho lịch sử. Bài: “Phát riển gia phả VN - giải pháp gia phả xã hội” của Lê Bá Quang, là để hướng tới tương lai gia phả học VN.
Hội thảo này, nói lên một điều: gia phả học là vấn đề mới, phong phú, lâu nay bị quên lãng, thì nay được nêu lên là một ngành khoa học mới được đề cao, trước hết từ những nhà khoa học cả nước tham dự hội thảo.
Hội thảo văn hóa - chính trị: Với hai tác phẩm Trần Văn Giàu, thể hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện, nhận thức của các thành viên, kết quả là tốt, kể cả kinh phí cho hội thảo.
“Hội thảo Đạo đức Gia đình - Xã hội hiện nay”, đi sâu vào một lĩnh vực, xác định vai trò của gia đình và dòng họ trong thực tại nó xuống cấp.
Bốn số ‘’Nghiên cứu Lịch sử Dòng họ”, huy động sự đóng góp các nơi phong phú dần. Nội dung đề cập những vấn đề chung - hoạt động các dòng họ - chuyên môn, nghiệp vụ, cả về nghiên cứu lý luận khoa học lẫn thực tiển là chính. Phải thấy, kinh phí ta chưa nhiều, quyết định xuất bản được ấn phẩm là điều tốt.
Tập “Tư liệu gia phả” là những bài nghiên cứu, đi sâu nội dung văn hóa, lịch sử, xã hội, nhân bản dòng họ; thể hiện quan điểm, các chủ trương của Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả và Viện, các kinh nghiệm và một số công việc, đề xuất mới. Tuy là của mỗi cá nhân viết, nhưng ý thức đóng góp xây dựng chung ngành là đúng đắn, sinh động (Đã phát hành nội bộ).
Trung tâm Nghiên cứu Gia phả và Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Là đơn vị trực thuộc Viện, có phấn đấu vươn lên, có làm một số công việc cụ thể, song chưa toàn diện, xuyên suốt. Những việc nêu trên là thành quả thuộc Trung tâm này quản lý, và phải nhìn là do nhiều công sức đóng góp từ nhiều phía.
Các cuộc hội thảo, xác định chủ đề, lên kế hoạch, bài đề dẫn, các bài và người viết tham luận; tổ chức hội thảo, trong đó kinh phí là khó nhất, nơi chốn… Và các mặt “nghiên cứu” khác cũng cần nêu ra thành chuẩn để thực hiện, thì ta chưa giải quyết. Có bài tham luận phong phú và có một ít kinh phí là có thể tổ chức hội thảo được.
Trung tâm đào tạo gia phả học và Hán - Nôm: Đã định ra các hình thức đào tạo: tập huấn ngắn ngày và giảng dạy ở các trường. Đã tập huấn từng việc tại Trung tâm, đã mở 3 lớp giảng dạy ở Đại học KHXHNV TP.HCM và Đại học Văn hóa. Một khóa có 30 tiết, phát 2 tín chỉ. Bài giảng gồm: Đảng, Nhà nước và Hồ Chủ tịch với vấn đề gia đình, dòng họ và gia phả - Gia phả học và cách dựng bộ gia phả hoàn chỉnh - Gia phả học VN trong tương lai. Cán bộ giảng dạy có Võ Văn Lộc, Phan Kim Dung, Bá Quang và một số người khác. Việc soạn bài giảng, lập chương trình dạy là khó. Đã có các quyển sách và những bài giảng cá nhân phục vụ việc giảng dạy, nay cần góp ý, bổ sung hoàn chỉnh.
Sách: “Cách dựng bộ gia phả hoàn chỉnh”, cộng với các cuộc đi điền dã, dựng phả bền bĩ để soạn được cuốn sách mỏng; xác định: biết tổ phụ mẫu và tổ quán là dựng được phả; cấu trúc (bố cục) bộ gia phả hợp lý, là quan trong; dựng phả là phải đi điền dã; biết tận dụng kho lưu trữ, Hán - Nôm…
CLB Hán - Nôm ra đời tại Thu viện KHTH TP là một điểm tích cực, nhằm phục vụ chung và cho gia phả, song các Trung tâm của Viện chưa sử dụng đúng mức.
Trung tâm thực hành gia phả: Từ năm 1992 đã bắt đầu dựng bộ gia phả đầu tiên, đến nay đã dựng 170 gia phả cho các chi họ Nam, Trung và Bắc. Chất lượng bộ gia phả mới dựng ngày càng cao. Phần phả ký là khó viết nhứt. Đây là toàn diện lịch sử dòng họ; phải mô tả sự nối dòng, sự truyền nòi và giống, qua hôn nhơn, di truyền và tiếp nối truyền thống yêu nước, lao động và văn hóa một chi họ. Phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm và đề ra phương hướng cụ thể xây dựng tiêu chí dòng họ. Phả hệ: tên tuổi, thế thứ, hành trạng (tiểu sử) tùng ngườ; sắp xếp: trưởng trước, thứ sau; chi trưởng trước, chi thứ sau; ghi từ đời 1 cho tới đời hiện nay. Tùy theo số đời, nếu nhiều đời thì sắp theo lối dọc, ít đời thì sắp theo lối ngang. Phả đồ có nhiều cách: cách cổ điển, theo vi tính, vòng đồng tâm, vẻ cây phả đồ…Ngoại phả và phụ khảo.
Có cách dựng phả mới bằng máy vi tính, để nhân ra dựng phả được nhiều người.
Phải có kế họach tiếp thị, quảng bá dựng gia phả đúng và tiến hành tiếp thị bài bản.
Chất lương bộ gia phả: Có thể phân ra 3 loại: loại có chất lương tương đối, loại trun g bình và loại thấp (khác loại giản đon). Chưa có loại gọi là xuất sắc. Là do trình độ người dụng, do thời gian đầu tư, sưu tầm thiếu tư liệu…
Trung tâm, khi giao cho chị Kim Dung phụ trách, tuy có đeo bám, có tuyên truyền quảng bá, song số lượng người dựng đang khộng nâng lên. Nguyên nhân: đây là thị trường mới, có biến động; cách quảng bá chưa được nâng lên, những người làm nhìn chung chưa quen công việc tuyên truyền, quảng bá, làm hợp đồng. Có người 20 năm nay không ký hợp đồng được bộ gia phả.
Nghiệp vụ Hán - Nôm: Có quan tâm. Có cùng TV KHTHTP lập CLB Hán - Nôm hoạt động đều. Đã sưu tầm ở 4 tỉnh được khoảng 1.600 bộ gia phả Hán - Nôm. Đây là một thành tựu. Viêc sưu tầm, số hóa, dịch ra Quốc ngữ, sử dụng, phải thành một chương trình xuyên suốt, ta không đủ sức. Đề nghị HĐ Viện có ý kiến.
Trung tâm gia phả xã hội - ứng dụng công nghệ thông tin: Ta đã có những chỉ đạo ban đầu vói mục đích thực hiện quan hệ với các chi, các dòng họ nhiều hơn, dựng gia phả nhiều hơn, mạnh hơn với khả năng chuyên môn qui tụ được, song công việc chưa được thực hiên đúng đắn, nên còn chậm.
Trung tâm liên kết dòng họ: Ở Thành phố có 356 dòng họ; ước tính có 35 – 40 Ban liện lạc, Hội đồng dòng họ. Còn các chi họ thì có đến hằng tram ngàn. Cả nước, con số có thể còn cao hơn. BLL dòng họ là tổ chức tự định hình với mục tiêu lành mạnh. Ta xem các dòng họ, chi họ là đối tượng chính yếu mà ta nhắm tới. Ta đã có chủ trương và thực hiện giao lưu, tham dự lớn, nhỏ với các chi họ, Bll DH; mời họ tham gia viết bài ấn phẩm, bài tham luận hội thảo. Về phía họ, có những người am hiểu dòntg họ mình, như GS TS NGND Phan Hữu Dật, GS Phạm Đạo và đã biểu đồng tình với gia phả học, đã có sách, bài viết đăng trên báo hay trang web của mình, lời phát biểu sâu sắc về lịch sử dòng họ nói chung và dòng họ mình.
Nói gì và học gì ở dòng họ, các ban liên lạc dòng họ?
Ta gặp các dòng họ nói gì? Có hai nội dung để nói: Một, nói tiêu chí xây dựng dòng họ văn hóa. Hai, nói kinh nghiệm quản lý các dòng họ mà ta mới học dược. Tầm cao hơn, từ nhận thức sâu về vai trò vị trí của gia đình, dòng họ, đồng bào, dân tôc và nhân dân, là một cơ cấu bền vững và lâu đời xã hội, nó quyết định và sản sinh ra chính nó và ra Nhà nước. Từ nhận thức về mặt ưu việt và lợi ích và mặt tiêu cực vốn có của dòng họ, những quan hệ trực tiếp, to lớn của dòng họ dối với xã hội nói chung và xã hội đương đại, đối với nhà nước, chính quyền mà ta không thể làm cho nó chìm đắm, bỏ qua hoặc né tránh. Thí dụ: cái gì là lòng dân là phải tôn trọng; dòng họ là ưu việt. Mặt khác, trong lịch sử dòng họ, đã bọc lô những khiếm khuyết lơn, kéo dài, thời phong kiến; xã hội xuống cấp, trách nhiệm trước tiên thuộc về dòng họ; âm mưu phá rả, đồng hóa dòng họ có từ đâu; phải từ dòng họ của tôi, tôi mới bầu anh vào cấp ủy…..hoặc hương ước, lễ hội đều xuất phát từ dòng họ.
Trung tâm liên kết dòng họ, phải nhận thức được những vấn nêu trên, phải tích cực tạo các tác động có mục đích; phải liên kết nhiều phía với chức năng đã có mà hành động. Không thể là theo sở thích.
Trung tâm truyền thông – xuất bản và ấn phẩm nghiên cứu lịch sử dòng họ: Phải biết lo về tuyên truyền, quảng bá sự nghiệp dòng họ. Trước đây, ta đã vạch một chương trình toàn diện về hoạt động nầy, bao gồm xác định các nội dung, thông điệp, các khẩu hiệu, bài báo tuyên truyền. Đã mở ra một hội quán Giaph@, nơi lui tới, đàm đạo, thảo luận về gia phả. Các thành viên lúc đó và các thành viên của Viên bây giờ, đều có ý thức và đã tận dung các cuộc tiếp xúc lớn nhỏ, tuyên truyền, quảng bá gia phả; làm ấn phẩm, xuất bản sách. Đến nay, đã nổ lực xuất bản 4 ấn phẩm NCLSDH với nội dung và hình thức tương đối tốt, phát hành rộng rãi tới các nhà nghiên cứu và các chi họ, dòng họ. Nội dung, phân mục chấn chỉnh từng bước, đến nay đã ấn đình: nghiên cứu và bình luận về lịch sử dòng họ, nghiên cứu hoạt động dòng họ, thông tin - trao đổi, chuyên môn – nghiệp vu.
Trung tâm dịch vụ - tư vấn về gia phả: Nhiệm vụ của Trung tâm là tiến hành các dịch vụ lớn nhỏ về dòng họ, một mặt góp phần xây dựng dòng họ, mặt khác vận động cổ đông, vận động sự tài trợ, tạo kinh phí hoạt động, gắn liền với việc xây dựng quỉ.
Phương châm: kiên trì, tang cường uy tín của Viện để vận động, tạo sản phẩm đích đáng để vận động….và đang thí điểm trên cơ sở thành quả của Viện, đồng thời là những loại sản phẩm cần thiết, hữu ích để phân phối, từ đây hình thành dịch vụ gia phả đã xác đinh từ trước.
Các cá nhân đóng góp hình thành vốn tự có, vận động đóng góp khi tạo được sản phẩm….đến nay, qua 3 năm hoạt động, ta đã thực hiện được…………..đồng, tức đã đưa khoảng tài chánh nhỏ nhoi vào công việc lớn.
Thực hiện Lễ hội liên hoan các dòng họ - Giỗ tổ Hùng Vương: Dây là công tác đặc thù, là những ngày ta tạo ra một sự kiện (event), tại Đầm Sen, thực hiện nhieu loại hình VHTT trong một thời điểm, đạt kết quả tương đối tốt: Lần đầu tiên, ta giới thiệu gia đình, dòng họ, bàn thờ gia tiên, đồ cúng, quan hôn tang tế, dình đền lăng..v.v ra công chúng, trở thành ngày hội của công chúng. Ta chủ động nêu dòng họ VN, TP HCM luôn hướng về Quốc tô; thực hiện đoàn kết Bắc Trung Nam; tổ chức giao lưu gặp gở…. Mặc dầu có mặt, còn mới, còn quá với, so khả nănganh chi em. Tác động, hiệu quả của lễ hội là to lớn: nhiều chi họ, ban quí tế, Ban liên lạc dòng họ, đồng bào quận huyệnvà các nơi đều hoan nghênh, đặc mối liên hệ và hứa hẹn làm tiếp sang năm.
Khuyết điểm lễ hội Đầm Sen: Ta vận động tuyên truyền còn hẹp, ngắn; vận động tài trợ không đủ sức, chưa làm tài trợ; từng mản công việc còn hạn chế.
TRÁCH NHIÊM CỦA VIỆN LỊCH SỬ DÒNG HỌ
Đồng chí Mạc Đường, Chủ tịch HĐ Viện cho rằng: ta cho ra đời đươc một ngành khoa học mới, ở đây là ngành gia phả, là một việc làm có ý nghĩa to lớn; đề ra các nội dung hoạt động là đúng đắn, nay phải sẵn sàng để ra “biển lớn”.
Phát huy mạnh mẽ ngành gia phả học trên đất nước ta; đây là một ngành mới như đã nêu, vì nó có căn rễ sâu đậm tới mọi con người, mọi cá nhân – đồng bào; liên quan tới mọi khía cạnh về con người, tới các ngành văn hóa, lịch sử, xã hôi, nhân học…đều lấy con người làm đối tượng chuẩn mực.
Trách nhiệm của Viện là triển khai các mặt công tác gắn sát với chức năng, nhiệm vụ của Viện. Ta đã cân nhắc và quyết định lập ra các trung tâm để trực tiếp triển khai các mặt công tác. Có mặt, có việc, các thành viên lảnh đạo Viện trực tiếp làm. Có mặt, việc do các giám đốc trung tâm và các thành viên làm, như dựng phả. Sắp tới, ta phải phân công cụ thể mỗi thành viên lảnh đạo Viên phải phụ trách một trung tâm; phải thực hiện thật đồng bộ, toàn diện, xuất phát từ cái chuẩn trung tâm mà tiến hành chỉ đạo, lảnh đạo, điều hành công việc.
Viện phải chỉ đạo đúng, toàn diện, sâu sát; phải kiêm tra, đôn đốc. Vì đây là một trận địa khó, nội lực còn đơn độc, phóng đi ra một mình, phải kiên nhẫn đón chờ mọi sự hưởng ứng xa gần.
Các chi họ, dòng họ đã cảm nhận, nhận biết xung quanh mình là đã có ngành gia phả. Họ biết và họ tiếp cận; họ đã chấp nhận, hưởng ứng. Qua tiếp xúc dựng phả, qua các cuộc tiếp xúc, qua lễ hội liên hoan các dòng họ ở Đầm Sen, đánh giá như thế là đúng! Các trung tâm phải xây dựng kế hoạch và làm theo kế hoạch. Tự chủ con người và tài chánh theo qui chế của Viện, là ta có thể làm được, làm mạnh, nhứt là ta đang ở một thành phố lớn, có đủ điều kiện thuận lợi để hoạt động!
Sắp tới, công việc tập trung cần chia ra 3 nhóm:
- Nhóm các mặt hoạt động chủ yếu của Viên, như đã nêu: Tâp trung: nghiên cứu khoa học về gia phả, dịch vụ về gia phả; thực hiện mục tiêu quan hệ mật thiết với các chi họ, dòng họ. Chú ý mặt ưu và khuyết, nhứt là mặt khuyết, để phổ biến, phòng tránh thường xuyên.
- Nhóm củng cố nhân sự, phát triển nhân sự, liên kết với các nhà khoa học để mở rộng nhân sự bằng nhiều cách….
- Nhóm tài chánh, kinh doanh rộng mở và theo luật: xây dựng các quan điểm vận động tài chánh, tạo sản phẩm có giá trị và kinh doanh thu lải, xây dựng quỹ là cách chủ động cho Viện.
Võ Ngọc An
(Phó Viện trưởng Viện LSDH - Giám đốc TTNC&THGP TP.HCM
(GP: 2-10-2017)
Các tin cũ
- » Hội thảo ‘Họ Trương trong lịch sử vùng đất phương Nam’ 13/08/2022 11:19:08
- » Viện Lịch sử dòng họ tổng kết năm 2019 - vinh danh nhà nghiên cứu Võ Văn Sổ 13/08/2022 10:56:44
- » Hậu duệ Nguyễn Trung Trực kể chuyện đánh đồn Nhựt Tảo 12/08/2022 23:13:58
- » Tập huấn gia phả học và cách dựng bộ gia phả hoàn chỉnh 12/08/2022 22:36:02
- » Tọa đàm về truyền thống văn hóa tổ tiên, dòng họ và gia đình 12/08/2022 22:07:40
- » Buổi ra mắt câu lạc bộ Tuổi trẻ với dòng họ - gia phả 12/08/2022 21:20:46
- » Nhà mồ giữa thành phố 12/08/2022 20:52:43
- » Tọa đàm khoa học - Danh tướng Nguyễn Tri Phương qua góc nhìn gia phả học 12/08/2022 20:31:09
- » Người đóng giả vua Quang Trung đi nhà Thanh 12/08/2022 18:54:44