Trang chủ > Viện Lịch sử dòng họ: Hai năm để hình thành và phát triển

Viện Lịch sử dòng họ: Hai năm để hình thành và phát triển

14/08/2022 10:37:15

Sáng 26/9/2015 tại khu nhà vườn, tư gia của ông Võ Ngọc Bé (ấp 1, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, TP.HCM) Viện Lịch sử dòng họ đã tổng kết 2 năm hoạt động của Viện… Đến tham dự có GS-TS Mạc Đường, nguyên Viện trưởng Viện KHXH TP.HCM; TS Hà Minh Hồng, nguyên Trưởng khoa Sử ĐH KHXH&NV TP.HCM... Cùng động đảo đại diện các dòng họ và thành viên của Viện Lịch sử Dòng họ.

Hai năm (2013 - 2015) là thời gian tuy ngắn ngủi, song cũng cũng đã xuất hiện các yếu tố, đặc điểm, những ưu - khuyết điểm để từ đó chúng ta có thể rút ra và đánh giá bước đầu các bài học kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn, và từ đó, đề ra các phương hướng hoạt động tới phù hợp.

Nhà nghiên cứu Võ Ngọc An, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Dòng họ; Giám đốc Trung tâm NC&THGP TP.HCM) đọc toàn văn sơ kết như sau:

"Có mấy vấn đề cơ bản như sau:

1. Các hoạt động diễn ra, thực hiện được là đúng hướng, toàn diện, phong phú, hữu ích, mới và hấp dẫn: Tiếp tục quá trình hoạt động 23 năm của Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả, với sự mở rộng và đi sâu nhiệm vụ cơ bản là nghiên cứu khoa học về gia phả học, chúng đã đẩy mạnh triển khai sự nghiệp dựng phả; liên kết, trao đổi chiều sâu với trường đại học để mở lớp đào tạo gia phả học, hoàn chỉnh giai đoạn đầu hệ thống giáo trình; tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, khẳng định mục tiêu chính trị, xã hội đúng đắn của Viện, tổ chức thành công hội nghị toàn quốc về “Thông báo gia phả học VN’; hội nghị đã công bố những thông điệp tương đối toàn diện về lý luận và thực tiển ngành gia phả học, được hội nghị bao gồm một số nhà khoa học, đại điên các dòng họ, chi họ chấp nhân và được hằng chục đài, báo chí đưa tin.

Đã xây dựng và ký kết hợp tác với nhiều đơn vị chuyên ngành để phát huy sự nghiệp. Đang cho thực hiện đề án “Mạng gia phả xã hội”, đây là một đề tài, một chương trình qui mô lớn, nhằm đưa hoạt động bắt kịp với quá trình công nghiệp hóa, thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa ngành gia phả cho trước mắt và lâu dài. Xã hội hóa sự nghiệp dựng phả để nâng nhanh tỉ lệ có phả trong nhân dân, là một mục tiêu của Viên chúng ta.. Hoạt động quảng bá, gây tác động từ trong nước ra nước ngoài, cổ súy ngành gia phả VN, cụ thể hóa “bản sắc văn hóa dân tộc”; lôi cuốn, mời, tập hợp bước đầu, đươc nhiều người tham gia, ủng hộ. Định ra phương pháp hoạt động nghiên cứu khoa học gia phả là sát với thực tiển, phù hợp với yêu cầu phát triển văn hóa – xã hội hiện nay.

Bước đầu, xác định được một “thị tường khoa học”, đang tìm cách tiển khai những hoạt động dịch vụ khoa học. Các việc nêu trên, đều thể hiện đặc điểm mới và hấp dẫn của ngành gia phả học VN, thu hút cả người lớn lẫn những thanh niên được tiếp cận. Những bài nghiên cứu, bài viết, tin tức báo chí đều có chiều sâu, đóng góp những vấn đề đậm nét, với các yếu tố đáng quan tâm. Các Ban liên lạc dòng họ, HĐ dòng họ, tích cực hình thành đúng hướng.

 

Toàn cảnh hội nghị

2. Bước đầu đã đưa ra được một số kết luận khoa học về lý luân và thực tiển, các qui luật về gia phả học, như: “Gia phả học là môn chuyên nghiên cứu về sự truyền nòi giống”; khái niêm gia đình huyết thống, dòng họ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Quốc tổ; nêu từng mảng nội dung gia đình – dòng họ với cái nhìn lỉnh vực lịch sử, văn hóa, xã hội, con người....Nêu hôn nhơn và di truyền là hai qui cơ bản phát triển dòng họ. (Tại cuộc hội nghị nầy, chúng ta chưa đưa ra: nguồn gốc gia đình, nguồn gốc sỏ hữu của cải và nhà nước). Chúng ta tô đậm phương châm cơ bản của hoạt động gia phả học: “QUỐC TỒ THIÊNG LIỆNG, DÒNG HỌ VĨNH TRUYỀN, GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC”, và phương châm thứ nhì: “NGHIÊN CỨU GIA PHẢ LÀ KHOA HỌC. THỰC HÀNH GIA PHẢ LÀ THIÊNG LIÊNG, là phù hợp và chính xác. Những đánh giá ưu việt dòng họ, những mặt tích cực của Ban liên lạc dòng họ; nguy cơ phá rã  dòng họ, dự đoán những khuynh hướng lệch lạc trong quá trình tổ chức việc họ hiện nay, cũng được nêu ra.

3. Dựng phả đang tiến hành, song có chậm, có nguyên nhân của nó như bận lo thiết lập Viện và quảng bá cũng chưa làm mạnh. Đang chuẩn bị mở tiếp các lớp với các trường đại học, hoàn chỉnh giáo trình giảng dạy; hội thảo, hôi nghị liên tục và có chất lương, các cuộc họp chuyên đề rất bổ ích, thực hiện với cách làm dễ dàng,  thuận lợi với  nhiều đề tài đặt ra chính xác; thực hiện “Mạng xã hội” đang tiến triển từng bước vững chắc, nhưng phải còn phấn đấu vượt các khó khăng trước mắt.

4. Được sự hưởng ứng từ Bắc, Tung, Nam, từ các phía là rất mạnh: Các chi họ, dòng họ, là đối tượng cơ bản, đều chấp nhân sự ra đời và hướng phát triển đúng đắn của Viện. Đây là yếu tố rất quan trọng. Các nhà khoa học, các nhà giáo, được công bố môn gia phả, đều đồng ý, tham gia, một số vị lảnh đạo đều hoan nghênh, động viên, khuyến khích, đặt làm gia phả. Hoạt động lý luân là mới, khó. Thực tiển dòng họ là rộng lớn, bề bộn, tiềm ẩn những vấn đề sâu sắc, phải vở lên từng luống, nghiên cứu đi nghiên cứu lại từng việc, để có kết luận đúng đắn. Nhận thức thực tiển gia phả học, có cách đi đặc thù của nó, như chúng ta đang sử dụng “phương lịch sử tực tiếp” - song chủ yếu là dựa vào sự kiên trì; tự thân – tự lao vào, tự nêu vấn đề và tự trả lời; di nhiên là phải có xã hội kiểm nghiệm.

5. Ký liên tịch, hợp tác với các đơn vị liên quan là chính xác: Liên tịch chủ yếu với trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả của Hội Khoa học Lịch sử TP, với chùa Pháp Hoa - Phú nhuận, Với Hội Kỷ lục gia VN, với Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn hóa Dòng họ VN.... là các bước đi thích hợp, mục đích là để nhân mạnh, nhân lên các mặt công tác, các bước đi. Ở đây, kinh nghiệm là phải tạo được niềm tin, uy tín, chất lượng hoạt động của Viên trước, chọn đúng các đối tác có mục tiêu ăn khớp, có năng lực, có thế, để hợp tác, tạo thêm lực. Với đô dày hoạt động của Trung tâm NCTHGP TP, là tiền đề quan trọng để Viện đẩy mạnh hoạt động một cách nhanh chóng và đúng đắn như ngày nay.

6. Hình thành được một đội ngũ lảnh đạo và chấp hành, có trình độ chuyên môn, tự nguyện, đồng thuận: Lảnh đạo Viện, với GS Mạc Đường làm chủ tịch là ất tốt, ất đắc vị; HĐ KH Viện với TS Hoàng Văn Lễ, NNC Võ ngọc AN, PGS TS Võ Văn Lộc và KS Trần Văn Thuận, là tương đối mạnh; với HĐKH và các Trung tâm là các thiết chế tổ chức tương đối hoàn chỉnh để hoạt động. Vân đề đặt ra là tất cả các thiết chế nầy phải hoạt động ăn ý, đều đặn, có chất lương. Hiên nay, hoạt động của HĐKH là yếu, các Trung tâm chỉ mới khởi động ban đầu. GS Mạc Đường đồng ý lành đạo toàn bộ Viện là một nhân tố quan trọng trong lảnh vực khoa học gia phả nầy. Với trình độ khoa học vững vàng, đưa ra các ý kiến chỉ đạo sát đúng, với uy tín của mình, giáo sư đã là hạt nhân đoàn kết, tập hợp được các anh chị em, một số các nhà khoa học tham gia. Riêng CLB Gia phả học là một loại hình tổ chức quần chúng rộng lớn đặt ra, song chỉ mới khởi động, khả năng họat động còn giới hạn

7. Các qui chế tài chánh của Viên là phù hợp: Chúng ta góp sức thực hiện một thị trường khoa học, dần dần hình thành loại doanh nghiệp xã hội, xác định được “thị tường khoa học”, ý thức tự cân đối ngân sách, với các nguồn vốn đa dạng và tuân thủ luật pháp; bước đầu đã vận động được sự dóng góp tù nhiều phía. Chúng ta đặt sự tin cậy vào khả năng chuyên môn của đồng chí Trần Văn Thuận, Phó Viên trưởng, vào lảnh vực tài chánh nêu trên.

 Các khuyết điểm cũng bộc lộ rõ

1. Ta chưa thực hiện được hợp đồng với đề tài lớn nào cả. Hoạt động phải có chất lương cao hơn, phải đi vào chiều sâu và thu hút mạnh hơn, nhứt là các nhà khoa học, ta chưa làm được nhiều. Phải xây dựng các qui chế hợp đồng khả thi với các nhà khoa học, để triển khai. Phải thiết lập mối quan hệ mạnh, chặc chẽ hơn nữa, với các Ban liên lạc, HĐ dòng họ cả nước.

2. Phải có các biện pháp mạnh hơn trong việc triển khai, huy động các ngưôn tài chánh. 

3. Phải có văn phòng làm việc tại Liên Hiệp các Hôi KHKT TP.

4. Phải đề cao việc nghiên cứu khoa học gia phả; đề cao tinh thần đoàn kết, đồng thuận và tự nguyện của tất cả thành viên chúng ta một cách thương xuyên, liên tục và mạnh mẽ hơn nữa. Thiết nghĩ, chúng ta phải trở thành một loại “nhà sư” của một cái đạo thờ cúng tổ tiên tiêu biểu.

5. Các thành viên Viện cần nhận thức sâu hơn, phải nghiên cứu nhiều hơn lảnh vực mình đang đeo đuổi, để đồng thuận, tự nguyện mạnh hơn nữa và khoa học hơn nữa.

Hướng hoạt động hai năm tới

Đi sâu với chất lượng các mặt, các công việc đã triển khai; HĐKH phải hoạt động thành nếp; thực hiện được các hợp đồng lớn từ các địa phương. Triển khai cho được “Mạng gia phả xã hội” với thời gian sớm nhứt. Huy động nguồn kinh phí mạnh hơn, phương pháp huy động phải thích hợp, đảm bảo và dồi dào hơn. Nội bộ phải tiêu biểu, đồng thuận và nổ lực mạnh hơn nữa.

Các trung tâm phải hoạt đông đều, có chất lượng; phải có chương trình làm việc và triển khai theo hướng “tự chủ” về con người, tài chánh, với qui chế cho phép. Lảnh đạo Viện phải phân công người bám sát hơn nữa, giúp đở, tạo điều kiện hoạt động.

Đẩy mạnh CLB GPH sâu rộng và vững chắc.

Phân công phân nhiệm, phân quyền trong lảnh đạo Viên cụ thể hơn nữa. Đề cao tinh thần chịu trách nhiệm trước tập thể, ở từng thành viên. 

Tiến hành thật quyết liệt “thị tường khoa học” tại Viện chúng ta.

Kiến nghị cụ thể và theo sự bố tí ban đầu: 

- Gs Mạc Đường, chịu trách nhiệm định ra đường hướng khoa học đúng đắn, thực hiện hạt nhân đoàn kết nội bộ, theo dõi những lảnh vực quan trọng của Viện, của HĐKH và của CLB Gia phả học.

- TS Hoàng Văn Lễ, chịu trách nhiệm lảnh đạo Viện LSDH, chỉ đạo thường trực Tổng thư ký Viên và văn phòng Viện; theo dõi các hội nghị chuyên đề, các hội thảo.Theo dõi Trung tâm Nghiên cứu dòng họ và gia phả. Theo dõi Trung tâm liên kết dòng họ. Là thành viên HĐKH .

- NNC Võ Ngọc An, thường trực, thực hiện việc nghiên cứu tập trung lý luận và thực tiển ngành; phụ trách công tác tuyên truyền, quảng bá; theo dõi triển khai “Mạng gIa phả xã hội”, tạm theo dõi việc đào tạo; thực hiện các mối liên kết, tiếp xúc với các chi họ, Ban liên lạc, HĐ dòng họ. Phụ trách Trung tâm gia phả. Là thành viên HĐKH; là Chủ nhiệm CLB Gia phả học.

- PGS TS Võ Văn Lộc: Phụ trách đào tạo; tổng biên tập tạp chí LSDH; tổng biên tập “Mạng gia phả xã hội”.

- KS Trần Văn Thuận: phụ trách đề tài kinh doanh khoa học, chịu trách nhiệm tài chánh, “thị tường khoa học”, các nguồn thu.

Phải có trụ sở ổn định".

----------

Ngày 1/9/2015, chúng tôi đã làm việc với ông Võ Xuân Ninh, văn phòng đại diện Huế các điểm:

•    Chọn một chi họ Huế dựng phả, sau đó nhân ra.

•    Đề nghị ông Võ Xuân Ninh quan hệ với Trường đại học sư phạm Huế để mở lớp gia phả.

•    Ông Ninh đề nghi Viện mở tiếp Hội nghị thông báo gia phả học ở Huế.

•    Mời những nhà khoa học Huế viết bài cho tạp chí của Viện.

•    Thành lập CLB gia phả học ở Huế.

Năm điểm trên hướng là đồng ý. Xin ý kiến Viện.

Thành phần họp “Mạng gia phả xã hội”

- Lãnh đạo: Võ Văn Lộc - Võ Ngọc An – Lê Bá Quan - Cao Bá Nghiệp

- Thành viên: Ngô Gia Lương -  Diệp Hồng Phương - Ngô Hán Tỷ - Thân Vinh - Nam Huân

- Mời từng cuộc: Đào tạo và các bộ gia phả: Phan Kim Dung. Thư viện mạng: mời Bùi Xuân  Đức cử người".

Kết thúc hội nghị TS Hoàng Văn Lễ thay mặt Viện Lịch sử Dòng họ cám ơn các đại biểu đã đến tham dự, cám ơn những cơ quan, đơn vị đã tạo điều kiện giúp đỡ Viện trong thời gian qua. Và trong Hội nghị Sơ kết lần này, đặc biệt cám ơn gia đình ông Võ Ngọc Bé đã tạo điều kiện giúp đỡ để Hội nghị được tiến hành.

Mọi người chụp chung hình lưu niệm sau khi hội nghị kết thúc

Bình Minh
(GP: 26-9-2015)