Trang chủ > Đôi nét về môn phong thủy

Đôi nét về môn phong thủy

25/08/2022 18:37:46

Trước khi muốn tìm hiểu về môn phong thủy ta nên hiểu đây là môn học cổ, do tính cổ nên ngữ nghĩa dùng trong lý luận phong thủy phần nhiều không giống ngữ nghĩa hiện nay, do đó khi tiếp xuc với môn nầy nếu ai có vốn kiến thức cổ sẽ tiếp thu nhanh hơn. Đọc sách phong thủy rất khó hiểu, dễ chán nản, muốn biết môn nầy đòi hỏi người đọc phải nghiên cứu, phải tự tìm hiểu, tự giải đáp. (nếu thắc mắc không ai giải dáp ta thỏa mãn được).

I. Định nghĩa

- Phong thủy là bộ môn “địa lý” cổ, một trong bốn môn cốt lõi của Kinh dịch (Toán - Y - Lý - Số).

- Phong thủy là môn học nghiên cứu sự ảnh hưởng của khí thiêng sông núi, của luồng năng lượng vận hành trong không gian, từ trường lưu chuyển dưới lòng đất (Thiên khí - Địa khí) giúp người ta sống hài hòa với hoàn cảnh xung quanh.

Ở đây, sẽ trình bày về lĩnh vực “Âm trạch”, chuyên sâu về mồ mả (Dương trạch chuyên về nhà cửa, dinh thự). Thực hành phong thủy âm trạch là định vị, sắp xếp vị trí để an táng người qua đời dựa trên la bàn. Nhờ la bàn xác định phương vị, tọa độ phù hợp, căn cứ nơi cảnh quan thực địa và từ trường tốt nhằm lưu giữ trường khí (Tú Long) làm lợi cho nhiều lớp hậu duệ của người qua đời.

Hiện tại phong thủy âm trạch có hai trường phái, loan đầu và lý khí.

1/ Trường phái loan đầu: Phái nầy chỉ dựa vào cảnh quan, vị thế núi sông, vận dụng địa cuộc có long chầu hổ phục để chọn “huyệt trường”. Phái nầy hình thành do Quách Phát đời Tấn (276-324). Những nguyên tắc của phái nầy ứng dụng để xác định một ngôi mộ đúng, tốt thật không hề đơn giản.

2/ Trường phái lý khí: Phái nầy căn cứ vào “la bàn”, kết hợp giữa khí thiêng sông núi hòa trong âm dương, ngũ hành. Viên chu của la bàn 360o được chia thành 72 tuyến từ trường gồm 12 nhóm, mỗi nhóm 6 tuyến. Trong nhóm chỉ có 2 tuyến tốt, 1 tuyến bảo hòa còn lại 3 tuyến hung sát nằm đan xen nhau. Công việc đi xác định nầy cho một huyệt mộ gọi là phân kim.

II. Quan niệm xưa về mộ táng

Mộ táng là cách lưu giữ trường khí của tổ tiên thuật ngữ là “Phản khí nội cốt”. Trường khí có trong mỗi cơ thể con người,có quan hệ khắng khít với trường khí tự nhiên (hai tinh tử có cùng tần số động sẽ cộng hưởng, hòa nhập). Trong khoảng không của vũ trụ được phân bổ vô lượng trường khí, chúng mang ký hiệu thông tin khác nhau, những lượng tử cùng tín hiệu, cùng tầng số sẽ nhận nhau, do đó trường khí từ tổ tiên sẽ được chuyển tải đến để hòa nhập làm lợi cho con cháu là những con người đang sống cần được bổ sung. Thuật ngữ phong thủy âm trạch gọi là “Hòa sống” hay “Thiên nhân cảm ứng”.

Đời người ngắn ngủi,có thể kéo dài từ 60 đến 90 năm, trường hợp cá biệt có thể nhiều hơn. Chu kỳ vận hành một trường khí là 180 năm, gọi là “Trường cửu tinh”, cũng gọi là “Kỉ nguyên”. Một kỉ nguyên được chia theo Tiên thiên là 2 thời kỳ, mỗi kỳ 90 năm; theo Hậu thiên chia thành 3 kỳ, mỗi kỳ 60 năm gồm thượng ngươn - Trung ngươn - Hạ ngươn. Đời người chỉ được nhận ảnh hưởng một khoảng thời gian của trường khí để sanh những lợi thế trong đời sống thể chất và tâm linh, khi chết trả lại trường khí bản thể để hòa vào trường khí tự nhiên gọi là “phản khí nội cốt”.

Vào triều Minh năm 1368, hai vị tổ sư về phong thủy Dương quân Tùng và Lưu Bá Ôn định hướng lại khí cụ “La bàn” thành 2 loại có công dụng khác nhau. Một loại có 19 tầng, một loại 36 tầng, chia mặt đỉa theo viên chu thành 72 tuyến từ trường và xác định tác dụng tốt xấu trên từng tuyến.

- Tổ Lưu Bá Ôn chuyên đề dương trạch soạn “Kỳ môn độn giáp”.

- Tổ Dương Quân Tùng thực hành triệt để về âm trạch, ông lấy quẻ “Đai Quá” trong Kinh dịch làm cơ sở tạo mệnh, phân châm lập trạch hòa trường khí.

Định nghĩa “phong thủy” để hiểu về phong thủy là vấn đề còn quá xa để ứng dụng được trong đời sống. Đi sâu vào môn nầy mới thấy rằng còn nhiều ngõ ngách phải thâm nhập mới mới có thể nắm bắt được phong thủy đủ nghĩa. Ai yêu thích phong thủy cần nhiều thời gian để tâm nghiên cứu học hỏi sẽ đạt đến ước muốn.

Huỳnh Văn Năm

TTNC&THGP TP.HCM

Đt: 08-38603807 / 0982172439

(GP: 16-5-2010)