Dòng họ lớn ở Đức
11/08/2022 10:27:14Nước Đức hiện là cường quốc kinh tế hàng đầu châu Âu, hạng ba thế giới. Nhiều dòng họ ở Đức đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế.
1. Gia đình FLICK
Ông “tổ” gây dựng danh tiếng của gia đình Flick là Friedrich Flick (1883 – 1972) được coi là nhà thương nghiệp vĩ đại của nước Đức.
Friedrich chỉ thừa hưởng của bố một cửa hàng bán gỗ nhỏ. Vậy mà chỉ cần 30 năm ông đã xây dựng một tổ hợp công nghiệp khổng lồ đứng hàng đầu đất nước bao gồm công nghiệp xay xát bằng cối xay gió, công nghiệp sản xuất thuốc nổ mang tên Nobel và công nghiệp sản xuất xe hơi danh tiếng hàng đầu thế giới là Hãng Mercedes.
Dòng họ Flick hiện có 12 người trực hệ và đều thành đạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản của gia đình Flick ước khoảng 7,8 tỷ mác.
Gia đình Flick có ảnh hưởng lớn và nhiều khi ảnh hưởng quyết định đến thị trường chứng khoán ở nước này. Những thành viên gia đình Flick là những nhà sưu tập tác phẩm tạo hình nổi tiếng của các thời đại. Kho báu này của họ được coi là vô giá.
Cả gia đình đều sống giản dị, tiết kiệm, không bao giờ hoang phí những đồng tiền mà họ đã đổ mồ hôi từ thuở hàn vi mới có được.
2. Gia đình FUERSTENBERG
Ông tổ của dòng họ này được phong hàm quý tộc (Nam tước) từ thế kỷ 19 và thời đó là những quý tộc giàu nhất vương quốc. Con cháu, chắt, chít, chiu trực hệ hôm nay có 100 thành viên. Người đứng đầu họ hiện nay là Bá tước Joachim von Fuerstenberg, 71 tuổi.
Gia đình này hiện nay sở hữu những cánh rừng bạt ngàn ở Đức và ở nhiều nước với hệ thống nhà máy chế biến gỗ hiện đại bậc nhất của Đức. Một cống hiến lớn của gia đình Fuerstenberg là ông tổ của họ tìm ra công thức chế tạo bia giải khát.
Loại bia của gia đình Fuerstenberg tìm ra hiện nay vẫn là loại được đặc biệt ưa thích ở châu Âu. Gia đình này cũng có những bộ sưu tập tác phẩm hội họa quý giá lên đến nhiều trăm triệu Mác.
3. Gia đình PORSCHE – PIEOCH
Ông tổ của gia đình là Ferdinand Ferry Porsche (chết năm 1951), người chế tạo chiếc xe hơi nổi tiếng của hãng Volkswagen “con bọ dừa” – và cũng là người sáng lập họ xe hơi thể thao Porsche danh tiếng bậc nhất thế giới hiện nay.
Gia đình này hiện có 22 thành viên trực hệ mang tên PORSCHE hoặc PIEOCH, Chủ tịch hãng Volkswagen ngày nay là Ferdinand Pieoch. Người ta không biết tài sản của họ bao nhiêu nhưng chắc chắn là số tỷ.
Sở hữu trí tuệ của họ mới thật đáng kể. Ferdiand Pieoch hiện là quản trị gia hàng đầu thế giới. Hãng của ông hiện có 260.000 lao động chân tay và trí óc.
Người châu Âu và cả thế giới ngày nay lấy làm hãnh diện được sở hữu một chiếc Volkswagen đời mới hoặc một chiếc Porsche thể thao. Không thủ tướng nào của Đức không cần những lời khuyên của họ hàng Porsche và Pieoch.
4. Gia đình EINSTEIN
Aibert Einstein là một trong những nhà bác học vĩ đại nhất thế giới của thời đại. Ông xuất thân trong một gia đình Do Thái buôn bán nhỏ ở Munich. Gia đình Einstein thuộc loại nghèo ở Đức nhưng không hề có điều gì phải phàn nàn trong đối nhân xử thế.
Einstein hiện còn một cháu nội đích tôn ở Mỹ, tên là Peter Einstein, 37 tuổi, hoạt động trong ngành truyền hình. Peter Einstein chẳng thừa kế được gen bác học của ông nội, anh ta nói:
Einstein và con cháu
“Ông nội tôi “lơ lửng” trên đầu gia đình như đám mây đen. Ở trường học thầy giáo cũng như bạn đồng học chờ đợi ở tôi những kiến thức tự nhiên uyên bác, đặc biệt trong lĩnh vực vật lý. Tôi đã làm cho các thầy thất vọng.
Cho đến hôm nay tôi chẳng hiểu Thuyết tương đối là cái mô tê gì! Chỉ có điều này may mắn: Đến nơi nào tôi cũng xưng danh là Tiến sĩ Einstein và bao giờ cũng nhận được sự giúp đỡ để dành, nhất là việc thuê phòng khách sạn”.
Quả thật trong trường hợp này thì hổ phụ đã không sinh hổ tử.
5. Gia đình FABER - CASTELL
Ông tổ Caspar Faber là người đầu tiên trên thế giới làm ra “cây bút chì” có vỏ gỗ bao bọc bên ngoài. Đó là năm 1761.
Ngày nay Faber - Castell sản xuất mỗi năm 1 tỷ bút chì và bán khắp nơi trên thế giới.
Họ Faber giữ truyền thống tổ tiên suốt hơn 220 năm và đang tiếp tục phát triển nó lên đỉnh cao. Nhờ những cống hiến có ý nghĩa này, Faber được vua Phổ phong hàm quý tộc Tử tước.
Hậu duệ của Caspar giờ đây là Tử tước Anton – Wolfgang Faber – Castell, 55 tuổi được coi là nhà quý tộc có duyên nhất nước Đức ngày nay.
Ông đã 55 tuổi, có ảnh hưởng khá lớn đến các hoạt động chính trị, văn hóa và kinh tế của đất nước. Ông được mời tham dự các Hội đồng cố vấn và hoạch định chính sách kinh tế của nhiều bang ở Đức.
Gia đình Faber – Castell có khoản tài sản trong tài khoản ở ngân hàng 1 tỷ Mác. Tài sản chính của họ là bất động sản, rừng và mỏ ở Brazil.
Lê Mạnh Toàn (Theo Tiền phong)
(GP: 29-4-2010)
Các tin cũ
- » Di chúc của gia tộc ông Phan Thanh Quang bằng Hán - Nôm 11/08/2022 09:56:36
- » Các văn chỉ bằng cấp khảo hạch và bài thi đạt hạng tú tài thời Duy Tân 11/08/2022 09:42:59
- » Vấn đề văn tự Hán Nôm 11/08/2022 09:16:23
- » Văn hóa dòng họ và con người thời hiện kim 10/08/2022 16:18:37
- » Tổ chức diễn đàn, hội quán dòng họ và gia phả VN 10/08/2022 16:04:44
- » Nhiệm vụ của TT UNESCO nghiên cứu văn hóa dòng họ VN 10/08/2022 15:46:09
- » Một thiết chế văn hóa dòng họ đã định hình 10/08/2022 15:36:11
- » Đình Hiệp Mỹ (tỉnh Trà Vinh) 10/08/2022 15:21:47
- » Lịch sử văn miếu Vĩnh Long 10/08/2022 15:13:30