Trang chủ > Nhiệm vụ của TT UNESCO nghiên cứu văn hóa dòng họ VN

Nhiệm vụ của TT UNESCO nghiên cứu văn hóa dòng họ VN

10/08/2022 15:46:09

“Trung tâm UNESCO Nghiên cứu văn hóa dòng họ Việt Nam” mới ra đời, thành lập hội đồng khoa học là một quyết định kịp thời và đúng đắn. Bài này, xin đề xuất một số nội dung hoạt động khởi đầu cho hội đồng khoa học, mong được các vị góp ý.

Chức năng

Chúng tôi đề nghị ba chức năng cho hội đồng như sau: một, tích cực tham mưu cho ban giám đốc những vấn đề về lý luận và thực tiên của dòng họ, gia đình, gia phả và các nhiệm vụ mà chức năng và các mặt công tác do trung tâm đề ra. hai, phải là nơi tin dựa của trumg tâm, và hoạt động có hiệu quả, với quan điểm khoa học, khách quan, có hệ thống và xem xết vấn đề trên quan điểm lịch sử, văn hóa tiên tiến. ba, có thể kiêm nhiệm vụ người phát ngôn chính thức của trung tâm với các cơ quan truyền thông, báo chí, các nhà nghiên cứu, các dòng họ và các cơ quan chính quyền, đồng thời là nền tảng của diễn đàn dòng họ của trung tâm.

Nhiêm vụ nghiên cứu lịch sử dòng họ, gia đình

Sự xuất hiện của dòng họ, dòng họ bản địa và dòng họ lai nhập, sự định hình dòng họ và dòng họ trong tương lai. trong đó, cần nêu rõ tính độc lập và mối quan hệ qua lại giữa dòng họ bản địa và dòng họ bách việt để giải quyết một số nhận thức sai: thí dụ cho rằng “dòng họ việt nam là dòng họ từ trung hoa”.

Về văn hóa dòng họ: dấu hiệu về tên người, tên dòng họ dùng trong ngôn thoại, là để đáp ứng nhu cầu thông tin. vĩnh tồn tôn thống là mục đích của sự tồn tại dòng họ (như quốc gia trường tồn). việc thờ cúng tổ tiên là điều thiêng liêng, là truyền thống văn hóa của dân tộc việt nam. ta đã có vị quốc tổ và chỉ có một mà thôi.

Quốc tổ thiêng liêng

Dòng họ vĩnh truyền

Gia đình hạnh phúc

Các đời, tức các thế hệ, là sự hình thành tự nhiên của dòng họ. dân tộc việt nam là dân tộc anh hùng, mỗi dòng họ việt nam cũng mang đầy đủ tính chất ưu việt của nó; có khuyết nhược là thuộc về cá nhân. không có “dòng họ phản diện”.

Tạo phúc đức cho con cháu, thờ cúng tổ tiên là một thứ đạo, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.  nhà từ đường, gia đường, hiện nay có nơi còn lập các tổ đình uy nghi, là truyền thống văn hóa dân tộc, cần phát huy. chăm sóc mồ mả, bia mộ, các cách “chôn” người chết của người việt nam, cách nào tốt nhứt, là những vấn đề ta phải quan tâm.

Hôn nhân và gia đình, dòng họ và khuyến học, khuyến nghiệp, khuyến tài, dòng họ và việc nghĩa, việc xã hội, dòng họ và pháp luật, việc xây dựng dòng họ văn hóa trong hiện tại và tương lai, là tất cả nội dung nghiên cứu.

Tổ quán là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi xuất phát các dòng họ. tiểu sử học là môn học chỉ đường cho việc xem xét nhân vật dòng họ, viết hồi ký.

Lịch sử và văn hóa gia phả

Đối tượng của gia phả là dòng họ. gia phả là cái phản ánh của dòng họ. ký ức, hồi ức, là loại gia phả “phi vật thể”. ký ức cùng với mồ mả, di tích, bằng sắc, gia phả hán - nôm, phú ý, giấy tờ tương phân ruộng đất, sổ bộ đời, địa bạ, đinh bạ, cùng các tư liệu lịch sử khác, là cơ sở quý giá cho việc dựng phả. từ ký ức (cái ghi nhận trong bộ óc con người), chuyển qua gia phả chữ viết, là bước chuyển về chất, sâu sắc, góp phần đóng góp cho việc củng cố dòng họ.

Trước khi có chữ viết, các dấu hiệu ghi khắc trên gỗ, đá, mu rùa, trống đồng… là những loại “gia phả thô sơ”, phản ánh trình độ và nhu cầu thông tin của thời đó. hoàng triều ngọc điệp, theo sử, là bộ gia phả đầu tiên của việt nam, vào thời lý (lý thái tông, bính dần 1026), có trước châu âu 200 năm và sau trung quốc 1.000 năm.

Từ các bộ gia phả cổ của ông cha ta, cộng quan điểm mới, để soạn ra bố cục hợp lý của bộ phả hoàn chỉnh ngày nay, gồm phần mở đầu, phả ký, phả hệ, phả đồ, ngoại phả và phụ khảo.

Các thành ngữ chuyên môn gia phả, thí dụ: kỷ sự, đời, phạp tự, tị tổ, nhận họ…

Có hai yếu tố để khởi đầu dựng phả là: một, phải biết vị tổ phụ mẫu đời 1 (vị khởi thủy) và hai, tổ quán.

Một bộ gia phả hoàn chỉnh là một tác phẩm sử học, là lịch sử của nhân dân, là báu vật thiêng liêng của dòng họ, cần giữ gìn chu đáovà trân trọng. phải tục bản, bổ sung gia phả định kỳ, mỗi  kỳ là 25 năm.

Về cấu trúc - hệ thống dòng họ

Dòng họ theo họ mẹ (mẫu hệ) và sự chuyển đổi dòng họ theo họ cha (phụ hệ) là một quá trình. gia phả việt nam sẽ ghi vị quốc tổ việt nam là các vua hùng, giỗ tổ ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. đây là vị quốc tổ duy nhứt được tôn thờ. đã sinh ra nhiều dòng họ, theo luật hôn nhân và luật di truyền. các họ khác nhau, qua quan hệ hôn nhân hàng nghìn năm, các họ nguyễn, lê, trần, trương, vũ-võ… đã hòa quyện các dòng máu, tạo thành đồng bào. họ chia làm nhiều chi phái, có trưởng, thứ. trong một họ, liên tiếp chín đời, có tên gọi, xưng hô, khác nhau: sơ - cố - nội - cha - tôi -con - cháu - chít - chắt. cách xưng hô: bác, chú (thím), cô, cậu (mợ) v.v... mỗi danh xưng có ý nghĩa riêng, độc đáo của nó. bắc, trung, nam có cách gọi hơi khác nhau. có mối quan hệ thân - thích (nội - ngoại) và thân - sơ, là cách phân định nghĩa tình trong họ. gia đình là tổ chức nhỏ nhứt, sau cùng của dòng họ, là gia đình huyết thống, là tế bào xã hội.

Việc dịch từ hán - nôm ra quốc ngữ những bộ gia phả cổ, đi điền dã, việc dựa vào lịch sử nam tiến, lịch sử khoa cử, địa chí v.v... là nghiệp vụ không thể thiếu trong việc dựng phả.

Tùy theo nhiệm vụ, hội đồng khoa học sẽ vận dụng các kiến thức, phương pháp, biện pháp từng ngành để tiến hành:

- Nhiệm vụ đề xuất xếp hạng, tôn vinh, trao giải... di tích  đền thờ, mộ tổ.

- Các loại hình hoạt động văn hóa thông tin,, triển lãm, làm phim, thành lập bảo tàng, tư vấn pháp luật, giáo dục tri thức.

- Tổ chức giao lưu nối kết,

- Tôn vinh các tập tục, tập quán có giá trị.

- Các biện pháp thu hút các nhà kinh tế, doanh nghiệp.

- Đào tạo, huấn luyện.

- Hướng dẫn, giúp đở các ban liên lạc và các dòng họ trong hoạt động.

- Hướng dẫn hoạt động ngoại giao nhân dân.

v.v…

Đưa ý tưởng liên tục, đúng đắn, có giá trị, tạo hiệu quả trước mắt và lâu dài; là diễn đàn với sức tích lũy, dự trữ các ý tưởng phong phú, đầy đủ; tạo cách tiếp cận, gắn bó các nhóm, các tổ chức xã hội; và luôn có những thông điệp cần thiết tới họ; là cầu nối giữa những người trong các dòng họ; và cuối cùng là tạo điều kiện cho các hội viên giao lưu trong nước và quốc tế - đó là chức năng của trung tâm mà hội đồng này có trách mhiệm làm phong phú và cụ thể hơn.

Nghiên cứu gia phả là khoa học. thực hành gia phả là thiêng liêng là câu nói thường ngày của những người đi làm gia phả, cũng là câu châm ngôn của trung tâm chúng ta.

Thành viên hội đồng khoa học dòng họ và gia phả, phải là người có trách nhiệm, am hiểu, có điều kiện hoạt động. phải từ thực tiễn dòng họ mà nâng lên những vấn đề mang tính lý luận, kết luận. vì là lãnh vực mới - khoa học nghiên cứu dòng họ và gia phả là mới, nên đi vào cụ thể, sẽ có những vấn đề tranh luận. phải kiên trì, nghe và chờ nhau. đây là sự nghiệp hấp dẫn vì nó liên quan tới nhân dân, dân tộc, lịch sử, văn hóa, xã hội…

VÕ NGỌC AN

(Giám đốc Trung tâm  Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TP.HCM,

Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm UNESCO Văn hóa dòng họ Việt Nam, 10/3/2011)