Dự báo hôn nhân và gia đình trong tương lai
26/08/2022 18:05:16Dự báo thế kỷ 21 là tác phẩm đồ sộ và công phu, tác phẩm này được kết tụ từ những công trình nghiên cứu nghiêm túc của các nhà khoa học nhiều nước thuộc nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội... trong đó có hôn nhân và gia đình.
Bài “Dự báo hôn nhân và gia đình trong tương lai” do nhà nghiên cứu Võ Ngọc An viết, dựa trên tác phẩm Dự báo thế kỷ 21 (sách do Xuân Du và Trần Đăng Thao biên dịch, NXB Thống Kê, 2001).
Hình mang tính minh họa
1. Thanh niên chậm kết hôn
Quan hệ nam nữ bình đẳng hơn.
Chậm kết hôn, song chung sống trước hôn nhân tăng.
Nam nữ có việc làm phổ biến, tạo ra quan hệ, hành động bình đẳng hơn, yêu nhau là quan trọng, song tiến tới hôn nhân hay không là không quan trọng.
Có sự luyến ái xuyên quốc gia và hôn nhân quốc tế: huyết thống càng rộng, con cháu sinh ra chất lượng càng cao.
Chọn bạn đời chú ý về gen.
2. Quan hệ sinh con và tuổI sinh con
Quá trình đô thị hóa, tư duy, đời sống thay đổi, lớp trẻ sẽ sống tự chủ, tự lập hơn, không ngừng chống lại việc kế thừa truyền thống.
Lớp trẻ thích tự lập, việc sinh con và kế thừa sẽ tách dần ra. Và kế thừa không là mục đích chủ yếu của hôn nhân. (Chế độ tư hữu quy định sinh con là để kế thừa)
Khả năng kinh tế và địa vị xã hội tăng lên, người phụ nữ quan niệm khác đi về sinh con; tỷ lệ sinh giảm ở phụ nữ.
Sinh con ngoài giá thú tăng. Làm mẹ mà không làm vợ tăng.
Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo tăng.
Mặt trái: Con không cha tăng, trẻ sẽ mất cân bằng tâm lý, nhân cách không bình thường. Do vậy, việc động viên người nữ đi thêm bước nữa là cần thiết.
3. Các kiểu hôn nhân và quan hệ hôn nhân
Loại hôn nhân phân công “nam chủ ngoại, nữ chủ nội” không là sự quan tâm của lớp trẻ. Nữ sẽ tham gia nhiều vào xã hội, nam sẽ tham gia công việc gia đình nhiều hơn. Sẽ có luật khuyến khích nam lo việc nhà.
Sự phân công quyền lực gia đình không dựa vào kinh tế và giới tính, mà càng dựa vào “khả năng thích hợp”; khuynh hướng nam nữ, con cái ra riêng, sự độc lập tăng lên.
Gia đình hạt nhân trong dòng họ bị cô lập, quan hệ thân - thích càng mờ nhạt, vợ chồng mất đi sự giúp đỡ từ các phía.
4. Kết cấu và chức năng gia đình
Gia đình tiếp tục nhỏ lại và hạt nhân hóa; cơ cấu sẽ lỏng lẻo và đa dạng.
Sản nghiệp hóa, đô thị hóa và cá tính hóa lối sống, làm cho con cái có gia đình sẽ sống tách khỏi cha mẹ.
Gia đình trực hệ “tam đại đồng đường” giảm. Gia đình hạt nhân tăng lên.
NgườI kết hôn chậm, không kết hôn, ít con, không con sẽ mở rộng, dẫn đến giảm bớt số nhân khẩu trong gia đình, tức gia đình bị thu nhỏ tăng lên.
Gia đình hạt nhân và gia đình vợ chồng sẽ là cơ cấu gia đình chủ yếu.
Tỉ lệ sinh đẻ của phụ nữ giảm, gia đình độc thân tăng, cũng là lý do làm qui mô gia đình nhỏ lại.
Sinh con ngoài giá thú tăng, gia đình độc thân tăng, luật pháp không có cách bảo vệ, gia đình dễ lâm vào cảnh khốn cùng.
Gia đình thu nhỏ, lỏng lẻo, làm cho chức năng của gia đình (sinh đẻ, sản xuất, nuôi dạy con…) sẽ bị yếu đi rất nhiều.
Xã hộI tin học, sản xuất, quản lý thuận lợi, ngành sản xuất thứ ba phát triển, phụ nữ tham gia nhiều vào việc xã hội, thời gian nhàn rỗi nhiều hơn; việc sinh con tách biệt với việc kết hôn và với tình dục.
Tử lệ tử vong giảm, tuổi thọ tăng, từ đó nhu cầu dưỡng lảo, bảo hiểm xã hội cũng tăng.
5. Sự giải thể và tổ chức lại gia đình
Trong tương lai, hôn nhân là một chế độ sinh hoạt của hai giới, vẫn có sức sống, song con người sẽ chú trong đến chất lượng hôn nhân hơn, dẫn tới hôn nhân sẽ biến chất và giải thể, trước hết ly hôn sẽ tăng, sự chịu đựng do không vừa ý sẽ không còn nữa.
Mặc dầu độc thân là phổ biến, mặt khác, sự cô độc và các chứng bịnh u uất luôn đeo bám, khiến người độc thân xây dựng quan hệ bè bạn tương đối với người khác giới là ổn định.
Đi tìm hạnh phúc là bản năng của con người, còn sự kết hợp của hai giới, dù để đáp ứng tình cảm hay sinh lý, đều phù hợp với nhân tính hơn, so với sống độc thân, cho nên đội ngũ ly hôn, chọn việc tái lập cuộc sống gia đình, là mở rộng.
Ly hôn cao, tái kết hôn cao, song hôn nhân vẫn tiếp tục tồn tại lâu dài, song qua ly hôn, tái kết hôn, đều phải chịu sự đau khổ.
Trong gia đình cha mẹ kế “hai trong một”, lớp con cái sống chung là khó hòa hợp vớI cha mẹ mới, những mâu thuẩn, bất hòa là luôn diễn ra.
Võ Ngọc An
(Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Dòng họ, Giám đốc TT NC&THGP TP.HCM)
(GP: 24-8-2020)
Các tin cũ
- » Giỗ anh hùng dân tộc Trương Định lẽ ra vào ngày nào? 26/08/2022 17:51:49
- » Kỳ nữ cải lương Kim Cương có phải là cháu vua Thành Thái? 26/08/2022 17:38:00
- » Đời sống người Việt 25/08/2022 19:35:42
- » Bàn thờ gia tiên 25/08/2022 18:51:23
- » Đôi nét về môn phong thủy 25/08/2022 18:37:46
- » Bàn về bản sắc văn hóa Việt Nam sau ngày hội nhập 25/08/2022 17:20:59
- » Tổng quan các dạng thức văn hóa Việt Nam 25/08/2022 16:59:55
- » Cây nêu ngày Tết và nghi thức thờ cúng tổ tiên 25/08/2022 16:48:08
- » Giá trị văn hóa truyền thống của văn bia 25/08/2022 16:26:38