Vai trò của phụ nữ trong dòng cháy lịch sử - văn hóa trên đất Hà Tĩnh xưa và nay
16/08/2023 15:58:10Tham luận của Thạc sĩ Phạm Thị Hoài Thanh (Trường Đại học Vinh) và Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Sang (Phòng An ninh hồ sơ, Tổng cục An ninh, Bộ Công an, Hà Nội) viết cho hội thảo “Di sản mẹ Âu Cơ với truyền thống giáo dục gia đình, nối truyền và bảo tồn văn hóa dân tộc” tổ chức lúc 8h30 sáng 28/4/2023 tại hội trường Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh.
Đặt vấn đề
Từ trước tới nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến lịch sử hình thành, phát triển cũng như những bước thịnh suy của Phật giáo trên vùng đất Hà Tĩnh trong suốt mấy ngàn năm qua(3) . Tuy nhiên, việc khảo sát, nghiên cứu về vai trò, vị thế của phụ nữ đối với quá trình tiếp thu Phật giáo, tham gia xây dựng các ngôi chùa mới, phục hưng các ngôi cổ tự bị hư hỏng, xuống cấp, tham gia vào các sinh hoạt Phật giáo,... hoặc những đóng góp của các ni sư đối với Phật giáo ngay trên vùng đất Hà Tĩnh qua các thăng trầm, biến động của lịch sử dân tộc suốt mấy ngàn năm qua lại chưa được đề cập đúng mức, nếu không nói là còn cả một khoảng trống cần được các nhà khoa học khoả lấp cả trước mắt cũng như lâu dài.
Với hy vọng góp phần làm sáng tỏ thêm vai trò của các thế hệ phụ nữ tiếp nối đối với lịch sử hình thành, phát triển và những thăng trầm của Phật giáo trên đất Hà Tĩnh trong tiến trình lịch sử dân tộc, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được đề cập những nội dung chính sau:
1. Vai trò của phụ nữ đối với Phật giáo trên đất Hà Tĩnh từ khởi thuỷ đến thế kỷ XX
Sách Lĩnh Nam Chích quái do Kiều Phú và Vũ Quỳnh hiệu đính có thể là một trong những công trình xưa nhất nhắc đến chuyện Chử Đồng Tử được nhà sư Phật Quang truyền đạo Phật tại chùa Quỳnh Viên, trên núi Nam Giới thuộc địa bàn xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay(4) . Theo đó, vào đời Hùng Vương thứ 3, có người buôn giàu có nói rằng: “Quý nhân bỏ một dật vàng ra ngoài mua vật quý, sang năm có the thành mười dật”. Tiên Dung cả mừng bảo Đồng Tử: “Vợ chồng chúng ta do trời đất tác thành, đồ ăn thức mặc do trời phú cho, nay hãy đem vàng cùng phú thương ra bế buôn bán”. Có núi Quỳnh Viên, trên núi có am nhỏ, bọn lái buôn thường ghé lại lấy nước. Đồng Tử lên am chơi, có tiểu tăng tên gọi Phật Quang, truyền đạo cho Chử Đồng Tử. Đồng Tử lưu học ờ đó, giao tiền cho lái buôn mua hàng. Sau lái buôn quay lại chở Đồng Tử về. Sư tặng Đồng Tử một cây trượng và một chiếc nón mà nói rằng: “Linh thiêng ở những vật này đây”. Đồng Tử về giảng lại đạo Phật, Tiên Dung bèn giác ngộ, bỏ phố phường, chợ búa, cơ nghiệp rồi cả hai đều tìm thày học đạo”(5) .
Theo GS.TS. Lê Mạnh Thát trong cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam - tập 1: Từ khởi nguyên đến Lý Nam Đế (544), thì từ đời Hùng Vương thứ 3 đến An Dương Vương còn 17 đời vua nữa. Neu vậy Phật giáo được truyền bá vào nước ta năm 257 trước Công nguyên(6) . Tiên Dung là công chúa của vua Hùng, không sinh ra, lớn lên trên đất Hà Tĩnh, nhưng nhân duyên trời định, chồng Tiên Dung lại tiếp thu đạo Phật tại núi Nam Giới và sau đó, truyền lại đạo Phật cho Tiên Dung. Chử Đồng Tử và Tiên Dung trở thành những phật tử đầu tiên của Việt Nam.
Trên núi Nam Giới, cách chùa Quỳnh Viên không xa còn có nền cũ của ngôi đền thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung, “Ao tắm” hay còn gọi Ao Tiên. Trong đời sống tín ngưỡng của người Việt, Chử Đồng Tử và Tiên Dung nằm trong Tứ bất tử. Bởi vậy, khi tăng ni, phật tử và những người chịu ảnh hưởng của Phật giáo đến chùa Quỳnh Viên dâng hương bái Phật, họ lại nhớ đến những phật tử Việt Nam đầu tiên.
Đặc biệt, tại chùa Chân Tiên (xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc) còn có hai dấu chân in trên đá được cho là dấu chân của Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát cùng Giếng Tiên, suối Tiên và bao huyền tích, huyền sử liên quan đến ngôi cổ tự này. Điều này cũng góp phần minh chứng cho sự dung hoà của Phật giáo trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng phong phú, đa dạng của người Việt ngay từ thời Hùng Vương dựng nước và đó chính là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến dòng chảy Phật giáo Việt Nam dầu qua bao thăng trầm, biến đôi, thịnh suy nhưng vẫn hoà chung vào dòng sông lịch sử - văn hoá dân tộc trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của đất nước.
Một minh chứng hùng hồn khác đê khẳng định cho vai trò và vị thế đặc biệt quan trọng của phụ nữ trong quá trình tiếp thu và truyền bá đạo Phật trên đất Hà Tĩnh từ hàng ngàn năm trước đó chính là sự hiện hữu của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh và những huyền tích, huyền-sử về công chúa Diệu Thiện, từ nước Sở, sang dựng ngôi chùa nhỏ, tu hành đắc đạo, trở thành Phật Bà Nam Hải Quan Âm. Non cũ Trang Vương, suối Hương Tuyền, chùa Hương Tích được xem là đệ nhất danh thắng trên đất Hà Tĩnh từ bao thế kỷ trước.
Điều quan trọng là, những huyền tích, huyền sử về Công chúa Diệu Thiện và chùa Hương Tích đã vượt ra ngoài phạm vi không gian địa - lịch sử - văn hoá của vùng đất Hà Tĩnh, đi vào kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam suốt bao thế kỷ. Đến thế kỷ XIX, khi vua Minh Mạng (1820 - 1840) chọn núi Hồng Lĩnh (Ngàn Hống) là 1 trong 9 đại danh thắng của trời Nam đất Việt để đúc vào Cửu Đỉnh, thờ ở Thái miếu trong kinh thành Huế thì không gian văn hoá Hà Tĩnh nói chung, không gian văn hoá Phật giáo trên đất Hà Tĩnh nói riêng càng có một vị thế đặc biệt hon trong toàn bộ lãnh thổ vương quốc Đại Nam(7) .
Từ khi Phật giáo được truyền vào vùng đất Hà Tĩnh cho đến khi họ Khúc dựng nền tự chủ (905), do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là thiếu nguồn tài liệu, việc phục dựng lại bức tranh Phật giáo trên đất Hà Tĩnh gặp không ít khó khăn. Từ họ Khúc (905 - 930) đến thời Lý - Trần - Hồ cùng với sự hình thành, phát triển của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, sự hưng thịnh của quốc gia Đại cồ Việt (968 -1054), Đại Việt (1054 - 1400), Phật giáo từng bước được các vương triều quân chủ ở nước ta chọn làm quốc giáo.
Trên đất Hà Tĩnh, nhiều ngôi chùa mới được xây dựng, các ngôi chùa cố hư hỏng, xuống cấp được trùng tu, phục dựng. Sinh hoạt Phật giáo trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của mọi tầng lóp nhân dân từ vùng đồng bằng ven biển đến vùng rừng núi trên địa bàn Hà Tĩnh. Có thể nhắc đến một số ngôi chùa nổi tiếng như: Quốc Tử Chân Linh (chùa Thanh Lương, thị trấn Xuân An, Nghi Xuân ngày nay), chùa Am Dung (xã Xuân Lam, Nghi Xuân), chùa Hoa Tạng (chùa Uyên Trừng, xã Xuân Hồng, Nghi Xuân), chùa Thiên Tượng, chùa Long Đàm, chùa Đại Hùng (thị xã Hồng Lĩnh ngày nay), chùa Ngạn Sơn (thị trấn Nghèn, Can Lộc), chùa Ân Quang (xã Đức Vịnh, Đức Thọ),...
Nửa sau thế kỷ XIX, nhất là sau khi vua Trần Duệ Tông dẫn đại binh đi đánh quân Chiêm Thành (1377), nhằm giữ yên và mở rộng vùng đất biên viễn phía Nam của quốc gia Đại Việt không đạt được kết quả như mong đợi, vương triều nhà Trần lún sâu vào khủng hoảng(8) . Vùng đất Hà Tĩnh nhiều lần phải đối mặt với các cuộc tiến công của quân Chiêm Thành. Trong bối cảnh đó, nhiều ngôi cổ tự trên đất Hà Tĩnh xuống cấp, hư hỏng, dân cư làng xã phiêu tán khắp nơi để tránh hoạ binh đao, mất mùa, đói kém dịch bệnh,... Nhưng chính trong bối cảnh đó, Hoàng hậu Bạch Ngọc - người sinh ra và lớn lên trên vùng đất Hương Khê đã có công lớn trong công cuộc chiêu tập dân phiêu tán, khai phá đất đai dọc đôi bờ sông La, sông Ngàn Phố, sông Lam, lập làng, dựng chùa, phục hưng Phật giáo(9) .
Không lâu sau khi vua Trần Duệ Tông mất, Hoàng hậu Bạch Ngọc cùng con gái, hai người thân tín là Trần Quốc Trung, Nguyễn Thời Kính và 170 cung nhân, tôi tớ về vùng đất Hương Sơn, Hương Khê chiêu dân, lập làng, dựng chùa mới, khôi phục chùa cũ(10) . Theo Nham cảo chùa Diên Quang, thần tích, thần phả, bi ký,... từ khi về quê cho đến khi về cõi Phật, Hoàng hậu Bạch Ngọc có công lớn trong việc vận động tăng ni, phật tử, nhân dân chung tay, góp sức sửa chữa nhiều ngôi cổ tự trên địa bàn các xã: Hưng Phú, Hưng Khánh, Hưng Lam,... (huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An), Đức Thọ, Nghi Xuân, Hương (Hà Tĩnh). Đặc biệt, chính Hoàng hậu Bạch Ngọc là người có công lớn trong việc xây dựng, duy trì các sinh hoạt Phật giáo tại chùa Am (Diên Quang tự), chùa Hạ Phúc, chùa Tiên Lữ,...
Khi Lê Lợi dẫn đại quân đến núi Thiên Nhẫn, xây dựng đại bản doanh Lục Niên Thành (thuộc xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, Nghệ An), Hoàng hậu Bạch Ngọc đến hội kiến Bình Định Vương Lê Lợi, ủng hộ lương thảo cho nghĩa quân (1425). Công chúa Huy Chân được Bình Định Vương nhận làm cung phi. Khi Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, Công chúa Huy Chân trở thành thứ phi của vua Lê Thái Tổ (1428 - 1433). Bà sinh hạ được Công chúa Trang Từ Lê Thị Ngọc Châu. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau Hoàng hậu Bạch Ngọc, Công chúa Huy Chân (con gái), Công chúa Trang Từ Lê Thị Ngọc Châu (cháu gái) trước/sau đều quy y cửa Phật. Điều quan trọng là, nhờ tâm đức, tài năng, ngôi vị của Hoàng hậu Bạch Ngọc cùng Công chúa Huy Chân, Công chúa Trang Từ Lê Thị Ngọc Châu mà Phật giáo trên cả một vùng không gian rộng lớn dọc đôi bờ sông La, sông Lam được phục hưng từ cuối thời nhà Trần đến đầu thời Lê Trung hưng(11) .
Từ nửa sau thế kỷ XVI cho đến nửa sau thế kỷ XVII, vùng đất Hà Tĩnh ngày nay từng là địa bàn diễn ra các cuộc giao tranh dữ dội giữa hai thế lực Lê - Trịnh và nhà Mạc cũng như cuộc chiến tranh tàn khốc Trịnh - Nguyễn. Trong bối cảnh chiến tranh huynh đệ tương tàn liên tiếp diễn ra hơn một thế kỷ, cộng với bão lũ, hạn hán, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra,... việc các ngôi cổ tự trên đất Hà Tĩnh hư hỏng xuống cấp là điều khó tránh khỏi.
Nhưng, chính trong tình thế lịch sử đầy biến động đó, dòng chảy Phật giáo trên vùng đất Hà Tĩnh tiếp tục được khơi thông nhờ sự chung tay góp sức của nhiều giai tầng trong xã hội, trong đó có công lớn của những người phụ nữ. Bài minh văn và lời dẫn trên tấm bia định chép về việc trùng tu chùa Gia Hưng (nay thuộc xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc) cho biết rõ điều đó.
Theo đó, chùa Gia Hưng được khởi công xây dựng lại vào ngày mồng 1 tháng 3 năm Quang Hưng thứ 10 (1587). Chùa xây xong quy mô tráng lệ, điêu khắc tinh xảo, xa trông như tòa sen, như cung ngọc, cao ngất sánh ngang Tây Trúc, lâu đài sáng tỏ trong vườn hoa, cảnh trí trường xuân, gió sen rực rỡ đời đời truyền đạo. Người soạn văn bia này chính là Binh bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ Nhập thị kinh diên Tào xuyên bá Đinh Bạt Tuy (1516 - 1589).
Theo văn bia thì Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Cung môn thừa chế phụng ngự Văn phúc tử Trần Tĩnh cùng vợ là Ngô Thị Ngọc Lợi đã cung tiến 2 mẫu 3 sào ruộng ở thôn Nguyễn Xá, xứ Hồi Mang. Tiếp đó là Thái phó Dương Quận công Nguyễn Hữu Liêu, Dương chánh thất Nguyễn Thị Ngọc cũng cung tiến ruộng để xây chùa. Bên cạnh đó còn có những người phụ nữ khác xuất thân trong những gia đình giàu có đã đóng góp tiền của để xây dựng lại chùa Gia Hưng(12) .
Thái Kim Đỉnh trong công trình Chùa cổ Hà Tĩnh và Địa chí huyện Can Lộc; Nguyễn Quang Hồng và nhóm tác giả biên soạn công trình Lược sử Phật giảo Hà Tình, có đề cập ít nhiều đến việc các dòng họ khoa bảng trên đất Hà Tĩnh và tầng lóp trí thức, quan lại từ trung ương đến địa phương trong thời kỳ quân chủ tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào công việc trùng tu chùa cũ, xây dựng chùa mới trong những khoảng thời gian khác nhau.
Vấn đề đặt ra ở đây là: do phần lớn văn bia trên đất Hà Tĩnh đã bị mất mát, hư hỏng, nên việc tìm hiểu về các dòng họ, các gia đình quan lại, hay những gia đình giàu có cung tiến ruộng đất, tiền của xây chùa mới, phục hưng chùa cũ gặp không ít khó khăn. Trên cơ sở tiếp cận một số nguồn tư liệu khác nhau, chúng tôi cho rằng: các bà vợ, con gái, con dâu, cháu dâu trong gia đình dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền, dòng họ Trần ở Nghi Xuân, dòng họ Nguyễn Huy ở Thạch Hà, dòng họ Phan Huy ở Thạch Châu (Lộc Hà), dòng họ Phan, họ Đinh, họ Dương ở Đức Thọ, Hương Sơn,... góp công lớn cùng chồng, cha, ông, cháu chắt trong quá trình tiếp thu, lan tỏa Phật giáo, tham gia các sinh hoạt Phật giáo tại các ngôi chùa trong làng xã cũng như đóng vai trò quan trọng để các ngôi cố tự được trùng tu, sửa chữa, xây những ngôi chùa mới.
Bởi, bên cạnh tín ngưỡng thờ ông bà tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, những người có công khai cơ lập làng,... chính tầng lớp này luôn chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuyết Nhân Quả, Luân Hồi và họ tin rằng tạo phước đức thông qua việc phục dựng, xây chùa,... sẽ giúp con cháu đời sau no ấm, an lạc. Để minh chứng rõ thêm cho điều đó, chúng tôi đưa ra một vài ví dụ cụ thể sau: chùa Báu Lâm (Bảo Lâm) còn có tên gọi khác là chùa Quang Minh được xây dựng vào năm 1737, trong không gian địa giới hành chính sách Mênh Mông, châu Quy Họp (nay thuộc xã Hương Vịnh, huyện Hương Khê).
Căn cứ vào dòng Lạc khoản ở tấm bia đá còn lưu giữ tại chùa thì Quận công Trần Phúc Hoàn và vợ bỏ tiền xây dựng vào năm 1737. Thái Kim Đỉnh trong Chùa cổ Hà Tĩnh và Hồ sơ khoa học di tích chùa Báu Lâm do Sở Văn hoá - Thông tin Hà Tĩnh lập, khẳng định: Chùa do bà họ Phan, hiệu Từ Hòa, chính thất phu nhân của ông họ Trần, tên chữ là Thanh Chưởng, làm Tụ võ tứ vệ quân võ sự cai quan hiến đốc gia tặng Thự vệ tước Vinh Quận công (Trần Phúc Hoàn), xây dựng vào năm Đinh Tỵ (?) thời Lê. Đến năm Mậu Tuất 1788), bà Nguyễn Thị Ky (Cơ), vợ người con trưởng của Quận công Trần Phúc Hoàn là Trần Phúc Duệ, tên chữ là Phong Lưu, làm Chánh đội trưởng hữu tòa mãnh đội, tước thọ bá, cúng 1 quả chuông lớn và khánh đá(13) .
Minh văn chuông chùa Yên Lạc (nay thuộc thị trấn Thiên cầm), đúc vào năm Cảnh ịnh thứ 5(1797) cho biết: Hưng công người thôn Lệ Nại trong xã là Phạm Đình Hoa và vợ là Hoàng Thị Quế, Phạm Văn Bồi và vợ... Hội chủ người thôn Lệ Nại trong xã là Tổng tri Lại Thế Vạn và vợ là Nguyễn Thị Nhuệ cúng cổ tiền 10 quan. Thôn Giáp Đại trong xã là Nguvễn Đình Du và vợ, con trai cúng 10 quan tiền cổ,... Nhờ sự đóng góp này mà chùa Yên Lạc đã được xây dựng(14) .
Nguồn tài liệu mà chúng tôi tiếp cận được cho biết chính thân mẫu của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã bỏ tiền cùng con cháu họ Lê, tăng ni, phật tử, nhân dân trong huyện Hương Sơn, xây chùa Tượng Sơn hay còn có tên gọi khác là chùa Hầm Hầm. Chùa được xây dựng vào niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786) ở thôn Yên Hạ, xã Tình Diệm, tống Hữu Bằng, huyện Hương Sơn (nay thuộc địa giới hành chính xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn). Chính Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được mẹ giao cho trông coi, đốc thúc xây dựng ngôi chùa này.
Chùa xây xong, tăng ni, phật tử, nhân dân trong tổng Hữu Bằng, huyện Hương Sơn và một phần huyện Đức Thọ, thậm chí là nhân dân một số xã ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) đến chùa Tượng Sơn tham gia vào các sinh hoạt Phật giáo tại đây. Một điếm khá độc đáo là từ khi chùa được khởi công và đưa vào hoạt động cho đến năm 1928, chỉ riêng dòng họ Lê ở xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng đã có tới 7 thiền sư nối đời trụ trì tại ngôi chùa này. Hiện tại, trong khuôn viên linh thiêng của chùa Tượng Sơn, còn có tượng của Đại danh y Lê Hữu Trác và 7 am của các vị thiền sư họ Lê trụ trì. Đây có thể là một trong những dòng họ có nhiều người xuất gia, trụ trì tại một ngôi chùa trong khoảng thời gian dài nhất trên đất Hà Tĩnh(15) .
Cần nhấn mạnh rằng: Từ khởi nguyên đến nửa đầu thế kỷ XX, mỗi ngôi cổ tự trên đất Hà Tĩnh, thường có vài sào hoặc vài ba mẫu ruộng do nhân dân trong làng, xã, trang phường, giáp, nậu cung tiến gọi là ruộng chùa. Nhà sư trụ trì tại chùa, phật tử, nhân dân trong làng xã chăm lo cày cấy thu hoạch. Hoa lợi thu được dùng cho công việc trong chùa, nhà nước không thu thuế toàn bộ diện tích đất này.
Tháng 3, ngày 8 khi mùa giáp hạt đến hay những năm mất mùa, đói kém, nhà chùa thường nấu cơm, cháo đế cứu tế cho những người nghèo đói trong vùng. Hầu hết các hoạt động này đều trông chờ vào bàn tay của những người phụ nữ trong chùa. Đó là chưa nói tới không ít người phụ nữ trong làng xà, vì những lý do khác nhau thường đến chùa để làm công quả, trực tiếp tham gia vào hầu hết mọi công việc như: dọn cỏ, quét dọn, trồng hoa, trồng lúa, hoa màu,... hay các hoạt động liên quan đến Phật giáo của nhà chùa trong suốt nhiều năm.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Phật giáo trên vùng đất Hà Tĩnh rơi vào thời kỳ khủng hoảng suy vong, kéo dài cho đến cuối thế kỷ XX. Mặc dầu đã có nhiều nỗ lực, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, tăng ni, phật tử, nhân dân Hà Tĩnh không đủ điều kiện để đưa Phật giáo thoát khỏi khủng hoảng. Hậu quả là đến cuối thế kỷ XX, trong tổng số 417 ngôi chùa cổ từng hiện hữu trên đất Hà Tĩnh, chỉ còn lại vài ngôi chùa được phép duy trì hoạt động, số còn lại xuống cấp, hư hỏng, hoặc biến mất hoàn toàn chỉ còn dấu tích, phế tích hay tên gọi, số phật tử cũng ngày càng thưa dần. Tiếng chuông chùa và bóng áo cà sa của tăng ni lùi dần vào dĩ vãng.
Lửa đã tắt mà tro than còn nóng. Lòng người Hà Tĩnh nói chung, phụ nữ Hà Tĩnh nói riêng vẫn hướng về Phật giáo, mong có ngày Nhật nguyệt hối lại mình, Phật giáo được phục hưng để họ có cơ hội đóng góp công sức, tiền của vào công cuộc chấn hưng Phật giáo ngay trên quê hương mình như các thế hệ cha ông từ bao thế kỷ trước. Đây chính là tiền đề vững chắc để Phật giáo trên đất Hà Tĩnh sớm phục hưng ngay từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI(16) .
2. Vai trò của phụ nữ trong công cuộc phục hưng Phật giáo trên đất Hà Tĩnh đầu thế kỷ XX
Ngày 21/6/2000, UBND tỉnh Hà Tĩnh có Công văn số 832/CV-UBND chấp thuận Thượng toạ Thích Bảo Nghiêm về trụ trì tại chùa Cảm Sơn. Ngày 17/7/2000, Hoà thượng Thích Phổ Tuệ, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ký Quyết định số 249/QĐHĐTS- BTS bổ nhiệm Thượng toạ Thích Bảo Nghiêm về trụ trì chùa Cảm Sơn, xã Đại Nài, thị xã Hà Tĩnh (nay thuộc phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh). Từ đây, công cuộc phục hưng Phật giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thực sự có những chuyển biển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu viên mãn(17) . Trong những thành tựu to lớn đó, tựu trung phụ nữ Hà Tĩnh có những đóng góp trên các phương diện chính sau:
Thứ nhất, từ thập kỷ 90 cho đến năm 2000, các nữ phật tử và những phụ nữ có cảm tình Phật tử ở thị xã Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh tích cực vận động, trực tiếp tham gia cùng dân địa phương để từng bước bắt tay vào việc khôi phục lại các ngôi chùa cổ bị hư hỏng, xuống cấp tại địa phương dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy mới đạt được một số kết quả khiêm tốn, nhưng chính phụ nữ đã góp phần quan trọng để nhóm lên ngọn lửa phục hưng Phật giáo ngay chính quê hương họ.
Thứ hai, từ năm 2001 đến năm 2022, trải qua hơn hai thập kỷ, có hàng chục vạn phụ nữ hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hoặc ở 63 tỉnh, thành của cả nước và một nước trên thế giới đã trực tiếp đóng góp hàng trăm tỷ đồng cùng các cấp chính quyền địa phương, Tăng ni, phật tử, nhân dân trùng tu, phục dựng, xây mới hoàn toàn và đưa vào họat động 127 ngôi chùa lớn nhỏ, trung tâm Phật giáo tỉnh, các huyện, thị xã,... trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Nhưng, có một điều hết sức đặc biệt là hầu hết các gia đình, những người mẹ, chị,... cúng dường tiền để xây chùa từ năm 2001 đến nay đều không muốn nhà chùa ghi tên, nơi cư trú, số lượng tiền cúng dường tam bảo vào bia đá (hậu bi) như trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ngoại trừ, một số gia đình cúng tiền để đúc chuông, khánh, một số ngôi chùa như: chùa Thiên Tượng, chùa Đại Hùng, chùa Long Đàm, chùa Thanh Lương, chùa Diên Quang, chùa Chân Tiên,...
Thứ ba, trong suốt hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, có hàng chục triệu lượt phụ nữ trong và ngoài tỉnh trực tiếp tham gia vào các hoạt động liên quan đến Phật giáo như: lễ đọng thổ khởi công xây dựng chùa, lễ thượng nóc, lễ an vị tượng Phật, lễ cắt băng khánh lành chùa, lễ Phật Đản, lễ Vu lan báo hiếu, lễ cầu Quốc thái dân an, lễ cầu siêu cho các anhh hùng, liệt sĩ,... Đại hội đại biểu Phật giáo các huyện, thành phố, thị xã, Đại hội đại biểu Phật giáo Hà Tĩnh lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư,...
Trong tổng số trên 40 vạn người là phật tử, hoặc có cảm tình với Phật giáo (chiếm gần 1/3 dân sô Hà Tĩnh), số phật tử là phụ nữ chiếm tỷ lệ 2/3 số phật tử trên đất Hà Tĩnh. Việc phụ nữ trực tiếp tham gia vào các sinh hoạt Phật giáo tại các ngôi chùa, ăn cơm chay, niệm Phật cầu gia hộ, sử dụng trang phục Phật giáo, thờ Phật ngay tại gia đình,... ngày càng trở nên phổ biếh và trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Hà Tĩnh(18) .
Thứ tư, từ năm 2000 đến năm 2022, các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà hảo tâm là phụ nữ trong và ngoài tỉnh Hà Tĩnh trực tiếp đóng góp tiền của, hiện vật lên đến hàng trăm tỷ đồng để cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, các tăng ni, phật tử tại các ngôi chùa tham gia vào các hoạt động từ thiện xã hội như: ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, ủng hộ tre mồ côi, người tàn tật, giúp đỡ các gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam, khám chữa bệnh cho người nghèo, xây nhà Đại đoàn kêt, lập quỹ khuyến học, khuyến tài,... đến “Nồi cháo Thiện tâm”, “Tết ấm tình người”,... Công sức, tiền của và tấm lòng thơm thảo của hàng vạn phụ nữ đã/đang góp phần không nhỏ để Phật giáo trên đất Hà Tĩnh hòa chung vào cuộc sống theo tinh thần hòa đồng cộng trụ, từ - bi - hỉ - xả của đạo Phật trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và bùng nổ cách mạng khoa học, công nghệ 4.0,...
3. Một số nhận xét
Từ những trình bày mang tính khái quát trên, chúng tôi xin rút ra một vài nhận xét như sau:
- Phật giáo được truyền bá vào vùng đất Hà Tĩnh từ thế kỷ III - II trước Công nguyên, lan toả, ảnh hưởng đến đời sống văn hoá, vật chất lẫn tinh thần của mọi tầng lóp từ vùng đồng bằng, biển, đảo đến các làng xã dọc biên giới dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ. Các thế hệ phụ nữ sinh ra, lớn lên trên đất Hà Tĩnh đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, lan truyền đạo Phật trong cộng đồng cư dân làng xã.
Họ cũng chính là người trực tiếp vận động chồng, cha, con, cháu chắt, dâu rể đóng góp tiền của, công sức để xây dựng chùa mới, phục dựng chùa cũ, tham gia các sinh hoạt Phật giáo,... từ khởi nguyên cho đến tận ngày nay. Bàn tay, tâm huyết của các thế hệ phụ nữ tiếp nối là một trong những nhân tố đóng vai trò quyết định cho dòng chảy lịch sử - văn hoá Phật giáo trên đất Hà Tĩnh luôn tuôn chảy như dòng nước mát của sông La, sông Lam.
- Trong công cuộc phục hưng Phật giáo đầu thế kỷ XXI, hàng chục vạn phụ nữ sinh ra, lớn lên trên đất Hà Tĩnh, hoặc các nữ doanh nghiệp, doanh nhân, nhà hảo tâm, ni sư, phật tử,... ngay từ đầu đã góp công sức, trí tuệ, tiền của, góp phần quan trọng trong công cuộc phục hưng Phật giáo trên đất Hà Tĩnh trên tất cả các phương diện. Phụ nữ thực sự là một trong những nhân tố mang tính quyết định để quá trình phục hưng Phật giáo trên đât Hà Tĩnh đầu thế kỷ XXI đạt được một số thành tựu viên mãn bước đầu. Đây chính là nền móng vừng chắc đế Phật giáo tiếp tục đơm hoa kết trái trên vùng đất Hà Tĩnh.
- Ở chiều ngược lại, Phật giáo đã/đang mang lại cuộc sống An lành, Hạnh phúc, Bình yên cho biết bao gia đình trên vùng đất Hà Tĩnh. Đó cũng chính là hiện thực để ngày càng có thêm nhiều phụ nữ thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội đến với Phật giáo.
CHÚ THÍCH:
(1): Trường Đại học Vinh.
(2): Phòng An ninh hồ sơ, Tổng cục An ninh, Bộ Công an, Hà Nội.
(3): Thái Kim Đinh, Chùa cổ Hà Tĩnh, NXB. Đại học Vinh, 2017; Nguyễn Đại Đồng, Thượng toạ Thích Thọ Lạc (đồng chủ biên), Lịch sử Phật giáo Nghệ An, NXB. Tôn giáo, 2021; Nguyễn Quang Hồng (chủ biên), Lược sử Phật giáo Hà Tĩnh, NXB.Nghệ An, 2022,…
(4): Trần Thế Pháp (Vũ Quỳnh, Kiều Phú: nhuận đính, bản dịch của Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San, Lĩnh Nam chích quái, NXB. Trẻ, Hà Nội, 2015, tr.51 - 52.
(5): Trần Thế Pháp (Vũ Quỳnh, Kiều Phú: nhuạn định, bản dịch của Định Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San), Lĩnh Nam Chích quái, Nxb. Trẻ, Hà Nội, 2015, tr.51-52.
(6): Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam - tập 1: Từ khởi nguyên đến Lý Nam Đe (544), Nxb.Tổng hợp TP.HCM, 2006, tr.25.
(7): Nguyễn Đổng Chi (chủ biên), Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh, NXB. Nghệ An, 1995, tr. 191 - 252; Thái Kim Đỉnh, Chùa cổ Hà Tĩnh, sđd, tr.81 - 87; H. Le Breton, An Tĩnh cổ lục, NXB. Nghệ An & Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, 2005, tr.93.
(8): Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thít, tập 2, NXB. Khoa học xã hội, H, 1998, tr.160 - 163.
(9): Hoàng hậu Bạch Ngọc tên thật là Trần Thị Ngọc Hào, con gái ông Trần Ngọc Thiện, sinh ra và lớn lên tại làng Tri Bản, huyện Thổ Hoàng, nay thuộc xã Hoà Hải, huyện Hưong Khê. Bà là Hoàng hậu của vua Trần Duệ Tông (1373 - 1377) tức Gia Từ Hoàng hậu. Theo Phổ kỷ tại chùa Âm (Diên Quang tự), bà Trần Thị Ngọc Hào được tuyển vào cung, sinh Công chúa Huy Chân, tên là Trần Thị Ngọc Hiên. Do có công lao chiêu dân lập làng, dựng chùa, mở chợ,... khi mất bà được tăng ni, phật tử và nhân dân Hà Tĩnh lập cung thờ Hoàng hậu Bạch Ngọc tại chùa Am, chùa Tiên Lữ, chùa Hạ Phúc,... Một số dân làng ở Đức Thọ, Nghi Xuân, Hương Khê,... còn lập đền thờ Hoàng hậu Bạch Ngọc.
(10): Phan Huy Lê, Hoàng hậu Bạch Ngọc - Người có công khai hoang và cứu nước trên đất Hà Tĩnh, đăng trong Kỷ yếu điện tử Thế giới Di sản, tháng 2/2016.
(11): UBND tỉnh Hà Tĩnh – Viện Sử học – Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo cấp quốc gia: Thân thế sự nghiệp của Hoàng hậu Bạch Ngọc, Hà tĩnh, 2016; Thái Kim Đỉnh, Chùa cổ Hà Tĩnh, sđd; Nguyễn Quang Hồng (chủ biên), Lược sử Phật giáo Hà Tĩnh, sđd, tr. 196-222
(12): Bảo tàng Hà Tĩnh – Viện Hán Nôm, Văn bia Hà Tĩnh, Nxb.Khoa học xã hội, H, 2017, tr.21-29.
(13): Hồ sơ khoa học chùa Báu Lâm, chùa Yên Lạc, do Sở Văn hoá - Thông tin Hà Tĩnh lập. Chúng tôi có đối sánh với công trình: Chùa cồ Hà Tình, sđd và Lược sử Phật giáo Hà Tĩnh, sđd.
(14): Hồ sơ khoa học chùa Báu Lâm, chùa Yên Lạc, do Sở Văn hoá - Thông tin Hà Tĩnh lập. Chúng tôi có đối sánh với công trình: Chừa cổ Hà Tĩnh, sđd và Lược sử Phật giáo Hà Tĩnh, sđd.
(15): Hồ sơ khoa học chùa Tượng Sơn, do Sở Văn hoá - Thông tin Hà Tĩnh lập. Chúng tôi có đối sánh với công trình: Chùa cổ Hà Tĩnh, sđd và Lược sử Phật giáo Hà Tĩnh, sđd và Tài liệu do sư trụ trì chùa Tượng Sơn Đại đức Thích Ngộ Am cung cấp.
(16): Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An - Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Văn hoá Phật giáo xứ Nghệ: Quả khứ, Hiện tại và Tương lai, NXB. Hồng Đức, 2013; Nguyễn Quang Hồng, Quả trình phục himg Phật giáo trên địa bàn hai tinh Nghệ An, Hà Tình trong 20 năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 (540), 2021, tr.3 -12.
(17): Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, Văn kiện đại hội đại biểu Phật giáo tinh Hà Tĩnh: Lần thứ nhất, nhiệm tỳ2007 - 2012; Lần thứ2, nhiệm kỳ 2012 - 2017; Lần thứ 3, nhiệm kỳ 2017 - 2022, Lần thứIV, nhiệm kỳ 2022 - 2027, rài liệu lưu tại Văn phòng Giáo hội Phật giáo tinh Hà Tĩnh.
(18): Số liệu do Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh cung cấp.
Thạc sĩ PHẠM THỊ HOÀI THANH(1) - Thạc sĩ NGUYỄN THỊ KIM SANG(2)
Các tin cũ
- » Một số khái niệm cơ bản về gia phả, dòng họ, gia đình 13/08/2023 20:25:47
- » Cách xưng hô theo Hán - Việt 13/08/2023 19:44:12
- » Nhà gia phả học lớn nhất Việt Nam - Cố Dã Lan Nguyễn Đức Dụ 13/08/2023 16:23:05
- » Vài nét về Gia phả học 11/08/2023 14:37:50
- » Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong việc chống giặc ngoại xâm 06/08/2023 12:34:04
- » Viện Lịch sử Dòng họ tổng kết 6 tháng đầu năm 2023 05/08/2023 16:45:01
- » Người của muôn năm cũ 31/07/2023 15:23:15
- » “Nhà viết sử tài năng” - Cây me tuổi thơ 29/07/2023 19:26:22
- » Họ Huỳnh ở Bình Trị Đông A - Một gia tộc điển hình 17/07/2023 18:51:14