Trang chủ > Một thiết chế văn hóa dòng họ đã định hình

Một thiết chế văn hóa dòng họ đã định hình

29/08/2022 21:05:19

Để nhận thức có chiều sâu  sự việc vừa thiêng liêng, vừa khoa học, về truyền thống văn hóa dòng họ, là công việc phức tạp, phải có quá trình suy tư, trăn trở lâu dài. Đã có một thiết chế văn hóa dòng họ Việt Nam, định hình, thành hệ thống hoàn chỉnh từ cơ sở, tới cấp Quốc gia, đó là: nhà với gia đường, họ tộc với từ đường, nhiều họ tộc của  một xã ấp với đình, nhiều họ tộc cấp tỉnh, thành phố với tổ đình và trăm họ cấp Quốc gia với đền Hung. Gia đường, từ đường, đình, tổ đình và đền là một thiết chế văn hóa của dòng họ Việt Nam.

Ta có thể nêu:

TỔ QUỐC THIÊNG LIÊNG,

ĐỒNG BÀO HÒA HỌP,

DÒNG HỌ VĨNH TRUYỀN,

GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC.

Đồng bào với nghĩa trăm họ, trăm dòng máu, từ 40-50 đời của trăm họ, hòa quyện kết tụ trong một dòng máu của chúng ta ngày nay. Đây là cách lý giải của ngành gia phả học, không mang nghĩa trừu tượng hoặc tâm linh nào.

Các bàn thờ gia tiên để thờ cúng ông bà, trong mỗi gia đình Việt Nam, gọi là gia đường, là một thiết chế ổn định, gắn liền với nó là các giỗ chạp, các lễ tế (cúng) khác, theo truyền thống Việt Nam. Giỗ năm đời, đến ông sơ thì không giỗ nữa.“ngũ đại mai thần chủ”, năm đòi thì “chon” ông tổ ấy đi, mà lại tôn lên, thờ ở từ đường. Hiện nay, một số tỉnh, thành phố, như thành phố Hồ Chí Minh, lại có một tổ đình - mà các vị quản lý ở đây cho  là “ĐỀN TƯỞNG NIỆM CÁC VUA HÙNG”. Riêng ở Đồng Nai, có Văn miếu Trấn Biên, nếu nơi đây chấp nhận, đưa các dòng họ của tỉnh vào tổ chức sinh hoạt, tưởng niệm, chiêm bái Quốc tổ và các tiền hiền, nó cũng trở thành một tổ đình! Trên cả nước, từ ngàn xưa, có tục lệ thờ vua Hùng, mà ngày nay là nơi thờ Quốc tổ HÙng Vương..

Trong lễ giỗ các vua Hùng ở Quận 9, sáng nay, chúng tôi thấy có các Ban quý tế các đình ở Thủ Đức, Quận 8, Gò Vấp, Lăng Ông Lê Văn Duyệt… Đây là một sự nhìn nhận chính thống sự có mặt của đình truyền thống thờ cúng tiền hiền, tổ tiên, ông bà, là hình thức sinh hoạt của các dòng họ, các tộc biểu nông thôn.

“Nhà-làng-nước” một thiết chế dân chủ ở cơ sở thuở ban đầu, là thiết chế chính trị; với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đã trở thành thiết chế tính ngưởng phổ biến, từ xưa, từ Băc-Trung-Nam, nơi nào cũng thành  nếp, thành một thứ đạo, với bao mối dây lien hê, khắng khít, rang buộc mà ta phải nghiêm túc, tiếp nhận, kế thừa. Đây là vấn đề của tâm linh!

Các thân tộc, ở Nam bộ nay, ở mỗi xã ấp có tới 15-20 đơn vi chi họ Toàn thành phố Hồ Chí Minh, theo con số Chi cục thống kê thành phô, chính thức cho Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn hóa các Dòng họ Việt Nam biết, đã có 355 dòng họ (có lẽ còn thiếu, họ Đỗ chưa thấy nêu). Mỗi dòng họ bao gồm hằng chục ngàn chi họ cùng họ, vì nhiều lẽ, chưa nhận họ nhau được. Khuynh hướng hiện nay, các họ liên kết nhau từng họ tộc, gọi là Ban liên lạc dòng họ. Ở thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 25 Ban liên lạc, nhu Ban liên lạc họ Phan, Vũ-Võ, Trần, Bùi, Hồ…

Tiêu chí của dòng họ là đoàn kết họ tôc, tạo phúc đức cho con cháu, thờ cúng ông bà, chăm lo gia phả, khuyến học, làm công tác xã hội v.v...  Ở Đồng Nai, đã có mười vị cán bộ đầu ngành, dựng gia phả dòng họ mình, và họ tiếp Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn hóa các Dòng họ Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả thành phố Hồ Chí Minh, một cách trận trọng, chấp nhận về dựng phả làm mẫu cho xã, về củng cố hội đồng thân tộc (ở xã ấp) về việc sử dụng đình là nơi thờ phương, nơi sinh hoạt của dòng họ và là nơi tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ ở xã ấp. Một ngôi đình xây dựng mới bề thế, ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (xã điểm xây dưng nông thôn mới), có Ban quí tế mạnh, tổ chức thờ cúng, sinh hoạt các dòng họ, đều đặng, họp dân, tổ chức văn nghệ khởi sắc, lành mạnh. Chúng tôi đã về đó, xin dựng và hiến tặng 10 bộ gia phả cho10 dòng họ cố cựu, bà con và Ban quí tế đình rất phấn khởi!

Chúng ta căn cứ vào lịch sử diễn biến từ xưa của dân tộc, của dòng họ Việt Nam, để nêu tính chất ưu việt của nhân dân ta. “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng”, truyền thống văn hóa, truyền thống lao động, và truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm đã là những tố chất vốn có. Không có dòng họ “phản diện” (xấu). Có những con người, hành động đơn lẻ, đã tạo ra cái xấu trong lịch sử.

Đề nghị UNESCO thế giới công nhận tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Quốc tổ, nên chăng phải đi từ cơ sở, từ nhà/gia đường, dòng họ/từ đường, các dòng họ xóm ấp xã/đình, các dòng họ cấp tỉnh thành phố/tổ đình và cả nước/đền Hùng, từ đây chỉ ra nội dung của văn hóa, đạo đức việc thờ phượng với các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể. Phải nêu mục tiêu, qui mô cả nước, không gian trải rộng, thời gian lâu dài, cùng sự thống nhứt, duy nhứt cả nước một vị Quốc tổ chung. Ta tôn trọng các tôn giáo, là điều quí. Cũng đã đến lúc, cả nước, Đảng, Nhà nước ta, chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, như một cái đạo của Việt Nam - đạo thờ cúng tổ tiên, cùng sự nghiệp  xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, trí tuệ và văn minh, phát triển vĩnh hằng.

VÕ NGỌC AN

(GĐ TTNC&THGP TP - PCT TTHĐKH TT UNESCO NCVHCDH VN)

(GP: 27-4-2011)