Trang chủ > Ưu việt các dòng họ Việt Nam

Ưu việt các dòng họ Việt Nam

29/08/2022 22:33:57

Dòng họ nào cũng mang đậm những nét ưu điểm vốn có. Nói thế, có cơ sở của nó. Ban liên lạc, Hội đồng Dòng họ, cũng thế. Mặt khác, ta phải đề phòng những mặt khuyết điểm, hạn chế có từ khách quan và chủ quan. Vấn đề gia đình, dòng họ và gia phả là mới ở nước ta, có nhiều việc phải trao đổi thống nhứt.

Con số dòng họ VN: Chưa có. Chỉ ở TP. Hồ Chí Minh, Cục Thống kê cho biết: 356 dòng họ.

Con số các chi họ: ước tính: 300.000 chi họ.

Hội đồng Dòng họ hay Ban Liên lạc dòng họ: khoảng 40 đơn vị.

CÁC ƯU ĐIỂM DÒNG HỌ: Dân tộc VN là một dân tộc anh hùng, đó là chân lý vĩnh hằng. Dân tộc đó, bao hàm các dòng họ VN mà các dòng họ VN cũng mang đầy đủ tính ưu việt vốn có của nó.

- Gia đình, Dòng họ là một thiết chế xã hội vững chắc, ổn định, xuất hiện từ lâu trên đất nước ta, trước khi Nhà nước ra đời: Khởi thủy là mối quan hệ mẹ con. Người mẹ nào cũng biết con mình là ai. Đó là hình thái gia đình đầu tiên. Trong động thái “sản sinh ra con người”, phải có cha và có mẹ. Song, dưới chế độ quần hôn, người mẹ khó nhìn nhận đúng người cha của đứa bé. Người mẹ là nhân vật mẫu hệ, nhân vật mẫu, như mẫu thượng ngàn ở ta. Khi chế độ hôn nhơn định hình, thành nếp, gia đình mới xuất hiện. Nhiều gia đình cùng một vị tổ, mẫu quyền hay phụ quyền, cùng một Tổ, thì thành dòng họ. Phải có gia đình mới có tổ tiên. 

- GĐ, DH trải qua giai đoạn “mông muội, dã man và văn minh” ngày nay theo hướng tiến bộ dần; tiếp tục truyền nòi giống, những giá trị tinh thần và văn hóa VN; thông qua các qui luật: a/ truyền nói giống b/ qui luật hôn nhơn và b/ qui luật di truyền. Ngành gia phả là ngành chuyên nghiên cứu cái bản chất, các quy luật của gia đình và dòng họ như trên.

- GĐ, DH, ĐỒNG BÀO, QUỐC TỔ VN là dân tộc VN, sinh tụ, xây dựng và bảo vệ đất nước VN; từng chịu đựng xâm lược và đã vùng lên giải phóng dân tộc, dành độc lập, tự do ngày nay. 

- HĐ DH, Ban LLDH hình thành sau khi đất nước ta đổi mới, trên cơ sở người cùng họ, đồng thuận và tự nguyện; đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp dòng họ, làm lợi cho xã hội và góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc VN. Ban liên lạc hình thành với những người tiêu biểu, am hiểu dòng họ mình, đồng thuận và tự nguyện. Quản lý dòng họ còn khó hơn quản lý một huyện, một xã!

- Việc thành lập Viện Lịch sử Dòng họ là một ưu điểm. Trên thực tế, các đơn vị nghiên cứu dòng họ nói chung, có nhiều: “Chương Trình Nghiên Cứu Gia Phả VN”, của Trung tâm Nghiên cứu VN và Giao lưu Văn hóa, thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội, “Trung tâm Nghiên cứu và hực hành Gia phả”, thuộc Hội Khoa học Lịch sử TP HCM, “Ban Liên lạc các Dòng họ VN”, Hà Nội, “Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn hóa Dòng họ VN”, của Liên hiệp KHGDVH UNESCO VN – cũng đã dốc công sức cho việc nghiên cứu và thực hành gia phả, đã đóng góp nhiều thành quả cho môn gia phả học hiện nay. “Viên Lịch sử Dòng họ” ở TP Hồ Chí Minh “là viện nghiên cứu lỉnh vực khoa học xã hội ngoài công lập, tự chủ về hoạt động và kinh phí, không có cơ quan chủ quản trực tiếp, tuân thủ các qui phạm pháp luật”. Viện chuyên nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng lỉnh vực lịch sử VN, trọng tâm là gia phả học, Viện cũng tư vấn chuyển giao kết quả nghiên cứu, thông tin khoa học, huấn luyện bồi dưỡng chuyên môn về gia phả, hợp tác trong và ngoài nước về môn gia phả học.

NHỮNG ĐIỀU CẦN CẢNH GIÁC: Ưu điểm của dòng họ là mặt chủ yếu. Song, ta cần cảnh giác mặt phức tạp từ khách quan và chủ quan vốn có xưa nay:

- Đề phòng những nguy cơ phá rả dòng họ: chống nguy cơ đồng hóa cưởng bức, diệt chủng; chống tàn dư phong kiến ảnh hưởng dòng họ: gia trưởng, bất bình đẳng nam nữ, tư tưởng họ lớn ức hiếp họ nhỏ và chống các dạng tiêu cực, suy thái hiện nay…

- Chống xem thiết chế dòng họ nhẹ hơn thiết chế Nhà nước, dẫn tới không phát huy tính dân chủ, sáng tạo của nhân dân, phân chia quyền lực của nhân dân vô nguyên tắc, làm cho gia đình, dòng họ không làm chủ trọn vẹn, nguy cơ để Nhà nước xâm phạm quyền của dân.

- (Lưu ý các chính sách Nhà nước đối với dòng họ: cần đầy đủ, toàn diện và đúng đắn hơn).

- Các sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là đặc sắc, mặt khác cũng bộc lộ sự mê tín, dị đoan; có mặt chưa phân biệt được giữa tín ngưỡng với mê tín, dị đoan. Nhà nước ta chưa có chính sách thỏa đáng cho vấn đề nầy.

- Sự thoái hóa, xuống cấp của xã hội cần nhìn nhận khách quan: Ta đang có sự suy thoái từ các bộ phận Đảng và Nhà nước và suy thoái xã hội. Suy thoái xuất phát trước tiên, từ nội bộ Đảng và Nhà nước, là điều cần phải quan tâm hơn hết. Suy thoái xã hội, trước hết từ gia đình, dòng họ, là trách nhiệm của chúng ta. Nói thế, để thấy trách nhiệm của các Ban Liên lạc, Hội đồng dòng họ là rất nặng nề.

- Phải dự báo phát triển dòng họ VN trong tương lai. Nếu không, ta đi mà không thấy đích, không lựa được con đường nào rộng rãi, thoáng đảng hơn để bước tới.

Ưu và những điều cần quan tâm các HĐ và BLL DH: Ưu điểm của việc lập ra các Ban liên lạc dòng họ là định ra mục tiêu, phương hướng, nội dung hoạt động đúng đắn cho mình để hướng dẫn dòng họ phát triển tích cực. Đây là việc làm mới, từ xưa tới nay mới có. Việc mới, ta phải ủng hộ. Và đã “mới” thì phải đề phòng những cái không tốt xuất hiện.

- Đã tạo ra những tác động tích cực, nhiều mặt cho các chi họ trực thuộc. Đã nghiên cứu, xây dựng các qui định, qui ước sinh hoạt HĐ, Ban LLDH phù hợp. Đã hướng dẫn các chi họ trực thuộc kinh nghiệm xây dựng dòng họ, chi họ văn hóa; bước đầu ngăn chặn  những khuynh hướng lệch lạc trong việc họ.

- HĐ, Ban LLDH với thành phần uy tín, am hiểu dòng họ, tự nguyện, đồng thuận.

- Có HĐ, Ban LLDH hoạt động đa dạng, phong phú, xây được nhà thờ họ khang trang, lập trang web-site nhiều thông tin, tổ chức được CLB doanh nhân, CLB trẻ họ tộc, gắn được nhiều chi họ bên dưới, huy động được sự đóng góp tài chánh, công sức của nhiều người…

- Nói chung, đã tạo được sự tác động khá tốt đối với xã hội.

NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ:

- Chỉ có vài HĐ được chính quyền tỉnh cấp phép, sử dụng mộc tròn, còn lại thì chưa.

- Các HĐ, Ban LLDH, trên con số các chi họ như vậy là quá ít. Các chi, có phả cũng rất ít.

- Một số Ban LLDH có biểu hiên sự không đồng thuận, mất đoàn kết.

- Có một số DH, Ban LLDH vội vàng truy tìm vị thỉ tổ, thiếu cơ sở, chưa giải đáp: hệ thống tên dòng họ có từ khi nào, lúc ấy ở ta là mẫu hệ hay phụ hệ, căn cứ vào thần phả là chính xác chưa…

- Chưa ai tổng kết kinh nghiệm quản lý dòng họ, thuận, khó thế nào, vì tư cách tổ chức các Ban Liên lạc chỉ hoạt động trong phạm vi họ  mình, không cho phép họp chung để rút kinh nghiệm…

VẤN ĐỀ NÊU RA CẦN SỰ GIẢI ĐÁP CHUNG: Là vấn đề hệ trọng bậc nhứt trong lảnh vực văn hóa VN vì nó dín tới việc “sản sinh ra con người”, và con người VN. Trên toàn bộ, đây là vấn đề mới đối với Nhà nước ta và đối với gia đình dòng họ. Có những quan điểm, những điều nhìn nhận, những việc làm còn có những bàn cải, tranh luận, điều đó là dỉ nhiên. Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi ấy, là những điều chúng tôi nêu ra dưới đây mong các vị đóng góp:

1. Tại sao ta đã sử dụng nhiều các khái niệm “đồng bào”, “dân tộc”, ‘nhân dân”, mà ít sử dụng danh từ “họ hàng”, “dòng tộc”, “dòng họ”, “thân – thích”? Tại sao Đảng, Nhà nước ta chỉ sử dụng “gia đình (hạt nhân)” mà gần như chưa dùng khái niệm gia đình huyết thống, tức gia đình mở rộng. Và tại sao đã có “Luật Hôn nhân và Gia đình” mà chưa có chính sách gia đình dòng họ?

2. Có đúng quy luật cơ bản của gia phả học là việc sản sinh ra con người, tức việc truyền nòi giống?

3. Các tộc theo mẫu hệ (và trước tiên là theo mẫu hệ) đã dựa vào “Mẹ” như thế nào?

4. Có một số ý kiến sai khi cho rằng “dòng họ VN là từ Trung Quốc sang”?

5. Hệ thống các tên dòng họ VN là do ngoại nhập?

6. Gia lễ VN hiện đại, mọi người đều chấp nhận, là khó thực hiện.

7. Tại sao có vị chủ trương MTTQVN hãy mở thêm một kênh quan hệ đến dòng họ để phát huy dân chủ, song có vị lại phản đối?

8. Tại sao các nghĩa trang do Nhà nước ta lập ra là “phù hợp đến chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa” song không phù hợp với phương châm truyền thống “sống đồng tịch đồng sàn, chết đồng quan đồng quách”. Và một số các vị lảnh đạo của ta khi chết thì có nguyện vọng muốn đưa về chôn cất nơi tổ quán?

9. Có hình thức nào lưu giữ vĩnh viễn các thế hệ dòng họ, tổ tiên ngoài mồ mả, mộ bia, bài vị, ký ức và gia phả.

Trả lời những câu hỏi trên, cần những kiến thức nhiều người, nhiều giới, trước tiên là những nhà khoa học nước ta. Dưới đây, tôi đưa ra những ý kiến cá nhân, có thể có điểm chưa thỏa đáng.

1.Ph. Ăng-gen cho rằng: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, qui cho cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất có hai loại. Một mặt, sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo và nhà ở, và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó. Mặt khác là sự sản xuất ra chính bản thân con người, là sự truyền giống”. Vậy, sự sinh đẻ, sự truyền giống, là hành động lao động thiêng liêng của con người, bao quát cả những lao động văn hóa, và lao động sản xuất vật chất nói chung. Cho nên, một khi gia phả học là môn để nghiên cứu ra “sự truyền nòi giống” nếu không phải là một môn học quan trọng nhứt, thì còn có môn nào quan trọng hơn?

Ở ta, một số nhà khoa học đương thời, một số trường đại học, một số vị nguyên lảnh đạo đất nước, đã ủng hộ, đồng tình, cho vào giảng bài về gia phả cho sinh viên; nguyên thủ tướng Phan Văn Khải đã có những phát biểu động viên, khuyến khích sâu sắc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, .v..v gởi thơ cho những người dựng bộ gia phả chi họ mình, những lời động viên nhiệt tình, chân thành.

Những bài giảng môn nhân học thuộc Khoa Nhân học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP, chương 8, bài “Thân tộc, Dòng họ, Hôn nhân, Gia đình” ghi, cho ta thấy vai trò “cơ  bản”, “nổi trội nhất” của dòng họ, trong xã hội: “Thân tộc là tổ chức xã hội cơ bản mà trong đó mối quan hệ của các thành viên được xác lập thông qua hệ thống huyết tộc bao gồm mối quan hệ dòng tộc, hôn nhân và gia đình. Đây là mối quan hệ nổi trội nhất trong tất cả các mối quan hệ của xã hội con người và có tác động ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ khác như chính trị, kinh tế, văn hóa, tộc người v.v.”

Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành TW Khóa XI đã đánh giá đúng về hoạt động văn hóa, Đảng ta đã “cụ thể, thiết thực, phát huy được truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng”

Đảng ta đã chính thức nêu dúng vấn đề, các nhà khoa học đã tham vấn, thực tiển cuộc sống đã đặt ra, lòng dân đã mong mõi, chờ đợi - đã đến lúc chúng ta phải tiếp cận, phải đặt nó lên bàn hội nghị, áp dụng, thực hiện nó trong chỉ đạo, quản lý và hướng dẫn thỏa đáng. Đến lúc, những khái niệm “họ hàng”, “dòng tộc”, “dòng họ”, ‘thân-thích”, mới hiện thực hóa, mới sống động hơn. Lúc đó, “con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp”, các giá trị tinh thần và văn hóa, như: “yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”, mới phát huy cao độ.Và vai trò của “gia đình, cộng đồng” như Nghị quyết nêu, mới tạo khí thế mới, đồng bộ, rầm rộ hơn lên. 

Có một vị đang là cán bộ khoa học TPHCM, đề xuất nên thiết lập thêm kênh thông tin với MTTQVN, để phát huy dân chủ với các dòng họ,vị khác, lại phản đối. Đó là do ta chưa làm rõ vị trí dòng họ là quan trọng, như nêu trên.

2.Qui luật cơ bản của GPH là việc ta cần đào sâu suy nghĩ, vì mỗi môn học phải nêu cái riêng của nó, cái bản chất, không lẫn với các môn khoa học khác, sau cùng, cái bản chất của GPH có liên quan đến các môn khoa học khác, là điều ta đề cập sau đó. Qui luật của GPH là gì? Đó là sự truyền nòi giống. Con người là khách thể, một thực thể sinh học-xã hội. Nòi và giống con người, là đối đối tượng nghiên cứu của GPH - là “TRUYỀN NÒI GIỐNG”. Trong xã hội, sự truyền nói giống, phải qua hôn nhơn, phải do người nam và người nữ lấy nhau, đó là qui luật thứ hai, và từ đó sự di truyền tất yếu diễn ra trong dòng họ, thành qui luật sau cùng. Cho nên, qui luật cơ bản của GPH là SỰ TRUYỀN NÒI GIỐNG, HÔN NHƠN VÀ DI TRUYỀN.

3. Thờ Mẫu tức thờ Mẹ, đây là vị nữ thần thiêng liêng của chúng ta vì đã sản sinh ra chúng ta. Tù tấm bé, phải bám vào đầu vú mẹ mới sống và lớn lên. Bà mẹ có nhiều vai trò trong sự sinh tồn. Nay ta thờ, tôn vinh “Mẹ VN anh hùng”, ngoài giá trị cống hiến người thân cho Tổ quốc, còn hàm chứa giá trị của sự sinh tồn.

4. Ở TPHCM đang có 356 dòng họ. Những tên dòng họ đó có từ khi nào, từ đâu tới? Ta có khái niệm “tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới”, vậy thế nào là tinh hoa của thế giới, đáp là cái tốt đẹp của nước ngoài, cái có lợi cho ta, mà ta có thể áp dụng, thực hiện được. Có những cái tốt, nhưng ta áp dụng không được hoặc không có lợi, thì ta vẫn không tiếp thu, như tiếng Pháp, tiếng Anh, học để biết, là tốt, chứ không thay thế tiếng Việt được…Dựa vào lịch sử nước ta, thời kỳ từ mẫu hệ chuyển sang phụ hệ, có thể khoảng cuối thời Hùng vương, hai bà Trưng. Thời kỳ Tự chủ thời đại, có họ Ngô, họ Đinh, họ Đinh dẹp loạn 12 sứ quân, thì sứ quân nào cũng đều mang tên họ cụ thể: Họ Dương, họ Đỗ,  Trần, họ Kiều, họ Nguyễn, họ Lý, họ Lữ, họ Phạm… Hệ thống tên dòng họ nêu trên, có là do lấy từ hệ thống dòng họ của Bách Việt, quân xâm lược Trung Quốc chuyển sang, từ thời Bắc thuộc lần thứ nhứt. Đây cũng giống như chữ Quốc ngữ Latin hiện nay, từ các cố đạo Bồ Đào Nha, Pháp nhâp vào VN. Từ tiếp thu tên dòng họ nước ngoài, và từ việc nghiên cứu nhằm lịch sử, có người cho rằng, người Việt chúng ta “từ Trung Quốc di cư sang”. Không phải vậy. Ta có người bản địa, có chứng tích cụ thể từ hằng ngàn năm trước, việc di cư từ các tộc người, từ nơi khác đến là có, song đó là một việc khác.

5.Trước đây, có thượng tướng Trần Văn Trà, song không thực hiện được, sau nầy có học giả Trần Văn Giàu, đại tướng Võ Nguyên Giáp…khi chết đều chôn cất tại tổ quán quê nhà. Đó là cái nếp, là theo truyền thống, bản sắc văn hóa VN, sự ấm cúng, thân-thích, dòng họ, tổ tiên sẽ cùng chung hơi thở, chung sự chăm lo mồ mả, giỗ chạp. Chúng ta cũng có những nghĩa trang tập thể, thể hiện tính nhân đạo, song ở mặt khác, đang chứa đựng những yếu tố mâu thuẩn, khác với nếp chung, với truyền thống đã duy trì hằng nghìn năm.

Có hình thức khác và mới, từ thành quả của tiến bộ công nghệ thông tin, đó là: ta có thể duy trì tổ tiên, dòng họ của mình vĩnh viễn trên mạng vi tính bởi sự sáng tạo ra trang web điện tử: lập nghĩa trang ảo! Nó sẽ thay cho đồng mả nông thôn, mộ bia, bài vị, ký ức và gia phả.

QUỐC TỔ THIÊNG LIÊNG,

DÒNG HỌ VĨNH TRUYỀN,

GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC.

NGHIÊN CỨU GIA PHẢ LÀ KHOA HỌC,

THỰC HÀNH GIA PHẢ LÀ THIÊNG LIÊNG.

VÕ NGỌC AN

(GP: 10-01-2015)