034. Gia phả họ Huỳnh (ấp Bàu Cỏ, Phước Hòa, Phú Giáo, Bình Dương)
18/08/2022 20:44:55Gia phả họ Huỳnh ở ấp Bàu Cỏ, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương được Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TP.HCM hoàn thành năm 2010.
LỜI NÓI ĐẦU
Kính thưa toàn thể bà con,
Nước có sử, nhà có phả. Sử để chép lại lịch sử của một dân tộc, cịn phả để ghi chép lại lịch sử của một dịng họ. Đ l con chu của dịng họ ai cũng muốn biết nguồn gốc của tổ tin, truyền thống của cha ơng để hun đúc tình cảm biết ơn các bậc tiền nhân đ sản sinh ra lớp lớp con chu nối tiếp; để phát huy đức tính tốt đẹp của tổ tiên truyền từ đời này qua đời khác. Từ đó, vươn lên trong khó khăn, xây dựng cho mình một nhn cch trong sng, một ý chí mạnh mẽ trong lao động, học tập, trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới văn minh, hiện đại.
Trong nỗ lực đi tìm mộ phần của ơng nội tơi (ơng Huỳnh Văn Có) mà lúc sinh thời mẹ tôi (bà Nguyễn Thị Vinh) nhiều lần nhắc nhở, tôi đ đến ấp Bàu Cỏ và tìm gặp được những người bà con trong dịng họ Huỳnh của mình như một nhân duyên. Từ đó tôi đ nhiều lần về qu hương tổ quán trong những dịp cúng giỗ. Tuy vậy, tôi vẫn lo lắng không biết làm cách nào để con cháu chúng ta sau này gắn kết với nhau và nhất là biết được thứ thế, mối quan hệ thn tộc của mình đối với những người bà con trong dịng họ. Vì vậy tơi đ nghĩ đến việc lập một cuốn gia phả để ghi lại tất cả bà con dịng họ Huỳnh của chng ta, những người cịn sống cũng như những người đ qu cố. Cuốn gia phả cơ bản đ ghi lại được hành trạng, ngày giỗ, mồ mả của những người đ qu vng v hnh trạng của con chu hiện nay.
Được sự nhất trí hợp lực của một số bà con hiện ở tổ quán ấp Bàu Cỏ và được sự hợp tác giúp đỡ của Trung tâm Nghiên cứu và Thực hnh Gia phả thuộc Hội Sử học TP.HCM, cuốn gia phả họ Huỳnh của dịng họ chng ta được khởi dựng từ đầu năm 2009 và đến nay đ hồn thiện. Mặc d đ cố gắng, nhưng chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được bà con dịng họ gĩp ý, bổ sung để cuốn gia phả được hoàn chỉnh hơn.
Nhn dịp cuốn gia phả được xuất bản, tôi xin chân thành cám ơn toàn thể bà con nội, ngoại của họ Huỳnh đ nhiệt tình hợp tc gip đỡ để nhóm thực hiện hoàn thành cuốn gia phả này. Chúng tôi cũng chân thành cám ơn Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TP.HCM đ hợp tc v dựng bộ gia phả cho dịng họ Huỳnh ở ấp Bu Cỏ.
Ấp Bàu Cỏ, ngày 31 tháng 12 năm 2009
Hậu duệ đời IV
HUỲNH CHÍ THẮNG
PHẢ KÝ
I. VỀ ĐỊA DANH BÀU CỎ, PHƯỚC HÒA TỔ QUÁN HỌ HUỲNH
Ấp Bàu Cỏ, nay thuộc xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Huyện Phú Giáo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Dương, cách thị xã Thủ Dầu Một khoảng 45km. Xã Phước Hòa nằm về phía cực Nam của huyện Phú Giáo. Cũng như các tỉnh miền Đông Nam bộ, khí hậu ở đây khá ôn hòa, không có lũ lụt, thổ nhưỡng thích hợp với cây cao su. Trước giải phóng có những đồn điền cao su của Pháp, trong chiến tranh chống Mỹ, nhân dân xã Phước Hòa đa số tản cư về huyện lỵ hoặc thị xã Thủ Dầu Một, đất để hoang hóa. Sau ngày thống nhất đất nước, người dân trở về quê cũ, dựng nhà tái tạo vườn tuợt. Hiện nay nhân dân chủ yếu trồng cây cao su để làm nguồn thu nhập chính cho gia đình.
Trong sách sử không thấy nhắc đến tên Bàu Cỏ (có lẽ vì là một địa danh quá nhỏ), nhưng cái tên Phước Hòa thì có nhắc đến.
Từ cuối thế kỷ 17, năm 1698 khi khâm sai Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam để lập ra xã thôn nhằm chuyển định thuế đinh điền, lúc đó dinh Trấn Biên được lập nên. Năm 1808 dinh Trấn Biên đổi thành trấn Biên Hòa mãi đến năm 1832 trấn Biên Hòa được đổi thành tỉnh Biên Hòa, là một trong sáu tỉnh của miền Đông Nam kỳ gồm Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Đến năm 1836, đời Minh Mạng thứ 17, tiến hành đo đạc lập sổ địa bạ cho lục tỉnh Nam kỳ thì tỉnh Biên Hòa có phủ Phước Long gồm 4 huyện: Bình An, Long Thành, Phước An và Phước Chánh. Huyện Phước Chánh có 6 tổng, trong đó có tổng Chánh Mỹ Hạ. Tổng Chánh Mỹ Hạ có 2 xã 14 thôn, trong đó có thôn Phước Hòa.
Tuy nhiên đến năm 1867 tỉnh Biên Hòa được chia thành 5 hạt tham biện trong đó có hạt Biên Hòa. Năm 1869 tỉnh Biên Hòa xưa lại được chia làm 3 địa hạt là Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Bà Rịa. Rồi năm 1889 các địa hạt đổi lại thành tỉnh. Tỉnh Biên Hòa lúc này có 10 tổng Việt, 5 tổng Thượng và 2 tổng Miên. Trong 10 tổng Việt có tổng Chánh Mỹ Hạ, nhưng so với tổng Chánh Mỹ Hạ năm 1836 khi lập địa bạ Minh Mạng, chúng ta thấy xuất hiện thêm 2 địa danh bên cạnh làng Phước Hòa đó là làng Phước Sang và làng Phước Vĩnh. Theo một cán bộ địa chính Bình Dương thì ấp Bàu Cỏ có thời gian thuộc địa giới của 2 làng này.
Nhưng theo địa giới hành chính ngày nay, làng Phước Vĩnh đã trở thành thị trấn Phước Vĩnh của huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), còn 2 làng Phước Sang và Phước Hòa thì trở thành 2 xã Phước Sang và Phước Hòa (nằm trong 10 xã của huyện Phú Giáo là: Phước Sang, Phước Hòa, An Linh, An Thái, An Long, An Bình, Tân Hiệp, Tam Lập, Tân Long và Vĩnh Hòa).
Để hiểu thêm về ấp Bàu Cỏ, xã Phước Hòa chúng ta cần biết địa danh này có những biến chuyển từ năm 1954 đến nay như sau:
Thời gian kháng chiến chống Mỹ, từ năm 1954 đến năm 1975, Biên Hòa xưa đã được chia ra khá phức tạp do tình hình chiến trường đòi hỏi nên chánh quyền miền Nam chia ra thành 6 tỉnh, đến năm 1959 lại lập thêm tỉnh Phước Thành (tỉnh lỵ ở Phú Giáo) nhưng đến năm 1965 thì bỏ, 6 tỉnh đó là:
1. Tỉnh Bình Dương (trước là Thủ Dầu Một) có các quận Châu Thành, Bến Cát, Lái Thiêu, Phú Hòa (sau là Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa) Phú Giáo và Trị Tâm. Lúc này huyện Phú Giáo đã bắt đầu thuộc về Bình Dương, diện tích rộng 562,4km2 có 17.927 dân số trong đó:
- Xã Bình Mỹ 145,6 km2 2.352 người
- Xã Phước Hòa 99,8 km2 2.407 người
- Xã Tân Bình 20,3 km2 3.358 người
- Xã Vĩnh Hòa 260.8 km2 9.810 người
- Xã Vĩnh Tân36.1 km2
2. Tỉnh Biên Hòa có 6 quận là Công Thanh, Dĩ An, Đức Tu, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Uyên.
3. Tỉnh Bình Long có 3 quận: An Lộc, Chơn Thành, Lộc Ninh.
4. Tỉnh Long Khánh có 3 quận: Định Quán, Kiệm Tân, Xuân Lộc.
5. Tỉnh Phước Long có 4 quận: Bố Đức, Đôn Luân, Đức Phong, Phước Bình.
6. Tỉnh Phước Tuy có 1 thị xã và 5 quận là thị xã Vũng Tàu, quận Đất Đỏ, Đức Thạnh, Long Điền, Long Lễ, Xuyên Mộc.
Sau năm 1975 tỉnh Sông Bé được thành lập gồm có: thị xã Thủ Dầu Một, huyện Phước Long, huyện Lộc Ninh, huyện Bù Đăng, huyện Bình Long, huyện Đồng Phú, huyện Bến Cát, huyện Tân Uyên và huyện Thuận An.
Huyện Tân Uyên thuộc tỉnh Sông Bé có 19 xã trong đó có xã Phước Hòa, tổ quán họ Huỳnh chúng ta. 18 xã còn lại là: Uyên Hưng, Tân Định, Tân Bình, Bình Mỹ, Lạc An, Tân Lập, Thân Thành, Vĩnh Tân, Hội Nghĩa, Tân Mỹ, Thường Tân, Phú Chánh, Khánh Bình, Bạch Đằng, Tân Vĩnh Hiệp, Thạnh Phước, Tân Phước Khánh, Thới Hòa.
Năm 1997, tỉnh Sông Bé được tách làm 2 tỉnh là Bình Dương và Bình Phước. Ấp Bàu Cỏ, xã Phước Hòa thuộc huyện Phú Giáo của tỉnh Bình Dương.
II. VỀ TỔ PHỤ VÀ TỔ QUÁN HỌ HUỲNH
Qua công tác điền dã, các vị đời II của họ Huỳnh ở Bàu Cỏ đã được biết đến đầy đủ. Tất cả gồm 8 anh chị em, người thứ hai (anh cả) chết nhỏ, còn lại 7 người thì có 5 người là trai, trong đó có 3 ông không có con trai nối dõi là:
- Ông thứ tư: Ông này chưa biết tên gì, ông chỉ có một người con gái duy nhất là bà Hai Cầm, hiện con bà Hai Cầm (tức cháu ngoại ông Tư) ở tại chợ Thủ Dầu Một, nhóm thực hiện gia phả có đến nhà bà tại 35 Nguyễn Tri Phương, phường 10, thị xã Thủ Dầu Một (ĐT: 0650.3.833285) nhưng bà không đồng ý cung cấp những thông tin về ông ngoại mình.
- Ông thứ bảy: Không biết tên, chết trẻ, có một người con gái, theo chồng về Huế và biệt xứ.
- Ông thứ tám: Huỳnh Văn Bốc, có một con gái là Huỳnh Thị Thướng, bà Thướng hiện có một người con gái ở tại quận Bình Tân, TP.HCM (ĐT: 08.3.8549497) bà cũng không đồng ý cung cấp những thông tin về ông ngoại mình.
Hai người con trai có con cháu nối dõi, duy trì dòng họ Huỳnh cho đến ngày nay là ông thứ năm Huỳnh Văn Chơi và ông thứ sáu Huỳnh Văn Có. Ông Huỳnh Văn Chơi có 7 người con, mất 2 còn 5, trong đó có 3 người con trai. Con cháu hiện nay chủ yếu sống quây quần ở xã Phước Hòa và các vùng lân cận, còn ông sáu Huỳnh Văn Có chỉ có một người con trai, con cháu chủ yếu sống ở thành phố Biên Hòa.
Như vậy những người thuộc đời II lúc sinh thời đều sống ở ấp Bàu Cỏ, xã Phước Hòa, điều đó cho chúng ta kết luận rằng ông bà tổ đời I cũng sống ở Bàu Cỏ, tất cả các con cùng sinh sống tại đây. Nếu ông bà sống ở một địa phương khác mà toàn bộ con cái lại cùng nhau đi chuyển đến Bàu Cỏ là điều trên thực tế không thể xảy ra. Hay nói cách khác Bàu Cỏ là tổ quán của họ Huỳnh.
Tuy nhiên tên tuổi, mồ mả và hành trạng của ông bà tổ đời I hiện toàn bộ con cháu không ai biết một thông tin nào cả. Về ông Huỳnh Văn Chơi, con cháu nói rằng thuở sinh thời ông làm cây rồi chết ở trên rừng và an táng trên đó, không ai biết mồ mả ở đâu. Riêng ông Huỳnh Văn Có, sinh thời cũng làm cây và chết vì bệnh tại Bàu Cỏ. Hiện nay mồ mả thất lạc, con cháu chưa tìm được. Tại Bàu Cỏ hiện có mộ của bà Phan Thị Lệ vợ của ông Huỳnh Văn Chơi.
Ông Phạm Văn Mèo (đời IV) cháu nội của bà Huỳnh Thị Út (đời II) nói rằng: Lúc bà nội Huỳnh Thị Út sắp qua đời, bà có nói muốn sau này được chôn ở khu mộ của dòng họ, nơi có mộ của thân sinh bà (tức ông tổ đời I của họ Huỳnh). Khu mộ này nằm ở khoảng giữa đồng mả ấp Bàu Cỏ (nơi có 8 ngôi mộ của người họ Huỳnh) và con lộ 14. Anh Phạm Văn Mèo cho biết, ngày trước ở đó có mấy cái mả đá, trong đó có mả của ông tổ, nhưng thời chiến tranh, bị xe ủi san bằng (trong đó có mả của ông tổ và mả của bà Huỳnh Thị Út, con gái út của ông tổ). Hiện nay có một mả đá còn nguyên nhưng không biết của ai và nhiều tảng đá, di tích của những mả đá bị ủi.
Về ông bà Tổ, ông Huỳnh Chí Thắng và tổ thực hiện gia phả có đến hai họ Huỳnh ở Bình Dương và Bình Long, nhưng cũng không tìm ra được mối liên quan nào với họ Huỳnh ở Bàu Cỏ. Tiếp xúc với một vài vị lớn tuổi của họ Huỳnh ở ấp Phú Trung, xã Phú Chánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, họ chỉ nói rằng, theo những người lớn tuổi trong dòng họ kể lại, ngày xưa ông tổ có 3 anh em di cư đến vùng đất này, một người ở xã Phú Chánh (huyện Tân Uyên), hai người kia đi sâu về phía rừng (theo hướng Liên tỉnh lộ 1 hiện nay từ huyện Tân Uyên lên huyện Phú Giáo), người thứ hai lập nghiệp ở xã Vĩnh Tân (cũng thuộc huyện Tân Uyên) và người thứ ba đi xa hơn nữa là lên huyện Phú Giáo. Có thể cánh họ Huỳnh ở ấp Bàu Cỏ, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo là ông thứ ba này chăng? Đó cũng là một giả thuyết để sau này con cháu dòng họ tiếp tục tìm hiểu.
Tại Bàu Cỏ có bà Sáu Phúng (khoảng 90 tuổi) là người cao tuổi nhất hiện nay, bà đồng thời là cháu gọi bà Phan Thị Lệ (vợ của ông Huỳnh Văn Chơi, đời II) bằng cô. Nhưng bà cũng không nhớ gì về gia thế người dượng của mình.
Tổ thực hiện gia phả cũng đ đến Trung tâm lưu trữ miền Nam (36 Lý Văn Phức, Q.1, TP.HCM) để xin sao lục địa bộ những x Phước Vĩnh, Phước Sang, Phước Hịa mong tìm thấy những thơng tin về ơng tổ họ Phạm nhưng các x ny khơng cĩ điạ bạ.
Họ tên, hành trạng, mồ mả ông bà tổ đời I vẫn còn là một bí ẩn mà đến nay chưa thể giải quyết được.
Chúng ta chỉ có thể đoán định được thời gian mà ông bà tổ họ Huỳnh đặt chân đến vùng đất Bàu Cỏ. Hiện nay, ông Huỳnh Văn Tẳng (đời III) sinh năm 1903. Nếu giả thiết mỗi đời cách nhau 25 năm thì năm sinh của ông tổ đời I sẽ là:
1903 - (25năm x 2 đời) = 1853.
Và giả thiết ông bà tổ sau khi cưới nhau mới đến Bàu Cỏ và tuổi mà ông tổ lập gia đình là từ 20 đến 25 tuổi. Thì có thể dự đoán ông bà tổ đời I đã đến Bàu Cỏ trong khoảng thời gian từ 1873 đến 1878. Đó là giai đoạn những năm cuối của triều vua Tự Đức, và nếu trào lưu di dân từ các miền đất Ngũ Quảng vào Nam phổ biến là vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, thì ông Tổ họ Huỳnh đến đất Bàu Cỏ không phải trong trào lưu di dân này.
III. HỌ HUỲNH QUA CÁC THỜI KỲ
Ông tổ đời I có 8 người con nhưng chỉ có 2 người con trai có con nối dõi là ông Huỳnh Văn Chơi và ông Huỳnh Văn Có. Ông Huỳnh Văn Chơi có 3 người con trai (trong tổng số 7 người con), nhưng ông Huỳnh Văn Có thì chỉ có 1 người con trai duy nhất. Vì vậy sự phát triển về số lượng từ đời II, III, và IV cũng bình thường,đđến đời V và đời VI đa số trưởng thành sau năm 1975, mỗi gia đình chỉ cĩ 2 con l phổ biến. Vì vậy quy mơ dịng họ khơng phải l dịng họ lớn. Về tiềm lực kinh tế, nhìn chung ấp Bàu Cỏ và xã Phước Hòa là một vùng đất nghèo, xưa là đất đồi, rừng thưa, không phải là đất nông nghiệp, sống chủ yếu nhờ vào tài nguyên rừng. Ông Huỳnh Văn Chơi và Huỳnh Văn Có (đời II) đi khai thác cây rừng. Theo bà con kể lại, ông Huỳnh Văn Có cũng thuộc hàng khá giả, mỗi khi đi nhận tiền ở “sở Tây” phải đánh xe bò đi để chở tiền. Tuy nhiên có lẽ cũng chỉ là khá giả trong vùng đất nghèo chứ không phải có nhiều của cải ruộng nương để lại cho con cháu.
Có thể nói từ đời III những người con họ Huỳnh trưởng thành trong khoảng thời gian trước cách mạng tháng Tám 1945, một số tham gia hoạt động yêu nước như ông Huỳnh Văn Hộ, Huỳnh Văn Khuê, đặc biệt ông Huỳnh Dân Sanh đã trở thành người chiến sĩ cộng sản trong những năm mới thành lập chi bộ Đảng Tân Triều - Bình Phước (1935), ông được xem là một trong những đảng viên sớm nhất của chi bộ Tân Triều - Bình Phước, xã Bình Phước, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa - chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Biên Hòa.
Sang đời IV (thời chống Pháp và chống Mỹ) con cháu tiếp bước cha ông, một số ít lớn lên làm công nhân cạo mủ cao su ở đồn điền cao su Phước Hòa, một số lớn tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, như các ông bà: Huỳnh Thị Dây, Huỳnh Văn Leo, Huỳnh Văn Cao, Huỳnh Văn Don (con ông Huỳnh Văn Hộ); Huỳnh Thị Rượu, Huỳnh Văn Mái, Huỳnh Văn Hòa (con ông Huỳnh Văn Khuê)…
Trong kháng chiến chống Mỹ, trừ những người tham gia kháng chiến, con cháu họ Huỳnh cũng như bao người dân khác ở ấp Bàu Cỏ, xã Phước Hòa, đều rời nơi tổ quán tạm về sinh sống tại các huyện lỵ, thị xã… Năm 1968, Mỹ gom dân Bàu Cỏ ra huyện lỵ Phú Giáo, cấp cho mỗi người một miếng đất khoảng 20m x 40m và 10 tấm tôn để làm nhà ở. Dân chủ yếu sống bằng nghề làm thuê, làm mướn, hoặc phát rẫy ở những vùng rừng gần huyện lỵ Phú Giáo.
Sau ngày đất nước thống nhất, bà con trở về quê hương, phổ biến là từ năm 1980, những vườn cây, rừng cây cao su xanh mướt dần mọc lên, nhưng người dân không phải là phận làm công cạo mủ cho chủ đồn điền như trước đây mà là lao động cho chính mình, mình làm chủ rẫy cao su, người khá giả như anh Phạm Văn Chuột có 10 ha, còn những người ít nhất cũng có 1 ha. Vì thế mà đời sống cũng khấm khá hơn trước, nhà cửa khang trang hơn, con cái có điều kiện học hành nhiều hơn.
Con người họ Huỳnh dù ở tại quê nhà hay ở những thành phố khác vẫn giữ được bản chất nông dân chất phát của mình: hiền hòa, gần gũi, dễ mến và nhìn chung là có tinh thần dòng họ khá cao. Đặc biệt là những người đang sinh sống tại xã Phước Hòa và các xã lân cận, trong quá trình tổ thực hiện gia phả đi điền dã đã nhận được sự hợp tác và giúp đỡ chân tình của bà con dòng họ ở những nơi này.
Một số cá nhân trong dòng họ cũng đã đóng góp một phần quan trọng trong việc cống hiến cho xã hội. Tiêu biểu ông Huỳnh Chí Thắng (đời IV), người khởi xướng việc dựng cuốn gia phả này, là người rất quan tâm đến dòng họ đồng thời cũng là người có nhiều cống hiến cho xã hội, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Việc lập gia phả là điều rất tốt, nhằm tạo điều kiện để bà con dòng họ thắt chặt hơn nữa tình bà con máu mủ, tình thương yêu của những người cùng một dòng máu và là phương tiện nhằm giúp cho con cháu trẻ tuổi biết về cội nguồn của mình, biết về những người anh em trong dòng họ, nhất là xu hướng có nhiều thanh niên sống và làm việc xa quê hương như hiện nay.
Tuy nhiên, dòng họ cũng rất cần có một nhà thờ tộc để con cháu có nơi hội tụ, cần tổ chức ngày giỗ tổ để con cháu có dịp tưởng nhớ đến tổ tiên, ôn lại những truyền thống tốt đẹp của các thế hệ trước, hoặc có những tương trợ thiết thực như tạo quỹ khuyến học của dòng họ… Mục đích là để cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, phấn đấu để trở thành những công dân tốt có nhiều đóng góp cho xã hội và để viết nên những trang sử đầy tự hào cho dòng họ.
Các tin cũ
- » 033. Gia phả họ Bùi (cầu Ông Me Lớn, khóm 6, phường 4, thị xã Vĩnh Long) 18/08/2022 20:37:39
- » 032. Gia phả họ Phan (ấp Lái Viết Ngọn, Ninh Quới, Hồng Dân, Bạc Liêu) 18/08/2022 20:24:02
- » 031.Gia phả họ Ngô (xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) 18/08/2022 19:57:16
- » 030. Họ Trương (ấp Tân Thạnh, Thạnh Đông, Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) 18/08/2022 19:41:42
- » 029. Gia phả họ Trần (ấp Hòa Thạnh, Bình Ninh, Chợ Gạo, Tiền Giang) 18/08/2022 18:45:12
- » 028. Họ Phạm Duy (thôn Đại Hào, Triệu Đại, Triệu Phong, Quảng Trị) 18/08/2022 18:20:53
- » 027. Gia phả họ Mai (ấp 3, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM) 15/08/2022 12:17:10
- » 026. Gia phả họ Đặng (ấp Láng Cát, Tân Phú Trung, Củ Chi, TP.HCM) 15/08/2022 12:07:48
- » 025. Gia phả họ Trần (ấp Hòa Thạnh, Bình Ninh, Chợ Gạo, Tiền Giang) 15/08/2022 11:56:03